Khỏe đẹp, Sức khỏe

Bật mí 4 lầm tưởng về chế độ Eat Clean có thể bạn chưa biết

Bật mí 4 lầm tưởng về chế độ Eat Clean có thể bạn chưa biết
Mất:6 phút, 29 giây để đọc.

Vẻ đẹp đích thực không chỉ được chăm sóc bằng các sản phẩm chăm sóc da bên ngoài mà còn bởi thực đơn lành mạnh, bồi bổ cơ thể. Chỉ có sự kết hợp đó mới có thể khiến chúng ta đẹp từ trong ra ngoài. Eat Clean là một trong những xu hướng ăn uống được đón nhận nồng nhiệt. Eat Clean, về cơ bản là tiêu thụ thực phẩm “ở dạng nguyên bản”, mà không cần bất kỳ biện pháp xử lý nào. Phương pháp này được nhiều người áp dụng vì những lợi ích rõ ràng đối với cơ thể mà không cần thay đổi chế độ ăn uống đột ngột. Vì lẽ đó, chế độ ăn sạch trở thành lối sống “chuẩn mực” cho sức khỏe. Tuy nhiên, Eat Clean có thực sự “quyền lực” đến vậy?

Ăn sạch là gì?

Trên thực tế, tầm quan trọng của thực phẩm tươi sống, chưa chế biến và chế dộ ăn nhiều rau đã được biết đến trong nhiều thập kỷ qua. Nhưng nhờ có tầm ảnh hưởng của các blogger về dinh dưỡng như Ella Mills; Deliciously Ella; Madeleine Shaw và Amelia Freer; tầm quan trọng ấy càng được nhiều người biết đến. Ăn sạch là thuật ngữ xuất hiện từ chính phong trào đó; ban đầu được sử dụng để mô tả thực phẩm tươi sống và giàu chất dinh dưỡng. Nhiều người đánh đồng việc ăn sạch với chế độ ăn uống hữu cơ; một số chế độ ăn kiêng; ăn chay; hay biện minh cho kế hoạch ăn uống rất hạn chế với không gì ngoài các loại rau, hạt.

Ăn sạch là gì?

Nhiều người trong số các blogger và các ngôi sao truyền thông xã hội gắn liền với thuật ngữ ăn sạch còn được biết đến với việc bỏ qua toàn bộ nhóm thực phẩm – như sữa; gluten; ngũ cốc; các sản phẩm từ động vật – mà từ đó thuật ngữ ấy gần như gắn liền với định nghĩa ăn sạch. Song, theo từ điển Oxford, ăn sạch lại mang nhiều ý nghĩa hơn thế: đó là chế độ ăn gồm thức ăn giàu chất dinh dưỡng; chưa tinh luyện; chưa tinh chế; thường được ăn như những bữa nhỏ trong ngày. Và thuật ngữ “ăn sạch” được sử dụng tới cuối bài sẽ gắn sát với cách định nghĩa này.

Ăn sạch chiếm ưu thế ra sao trong thời điểm hiện tại?

Để biết được mức độ phổ biến của trào lưu ăn sạch; bạn có thể đơn giản chỉ cần nhìn vào các phương tiện truyền thông và xã hội. Mills có hơn 1,2 triệu người theo dõi Instagram. Niomi Smart 24 tuổi có tới 1,8 triệu người; và Honestly Healthy của Natasha Corrett có trên 300.000 người. Cải kale dần thay thế các loại cải thông thường trong chế độ ăn uống. Hạt chia xuất hiện khắp menu ở các quán giải khát. Và dầu dừa được bày bán mọi nơi; để đạt đến đỉnh điểm là một sản phẩm được bán ra trong mỗi 30 giây vào Black Friday năm 2014.

Ăn sạch chiếm ưu thế ra sao trong thời điểm hiện tại?

Thậm chí những người như Jamie Oliver và Nigella Lawson cũng đã đưa ra cố gắng đáp ứng nhu cầu ăn uống sạch khi phát hành hai cuốn sách về siêu thực phẩm. Vào năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới đã giảm một nửa khẩu phần đường được đề nghị hàng ngày thành sáu muỗng cà phê mỗi người, trong khi Time đưa câu chuyện về bơ làm cover tạp chí. Ăn sạch, giờ đây đã không chỉ gói gọn trong một chế độ ăn thông thường; mà đã trở thành một phong cách sống; một dấu hiệu chứng minh sự gia tăng nhận thức của con người về giá trị cuộc sống.

Những lầm tưởng về chế độ Eat Clean

Eat clean tốt với mọi người, mọi lúc

Sự kiên trì và nghiêm túc trong việc chế độ Eat Clean là cần thiết. Tuy nhiên, một số người có thể hình thành nỗi ám ảnh với việc lựa chọn thực phẩm sạch nhất để tiêu thụ, đến mức họ cảm thấy căng thẳng. Thậm chí một số người có xu hướng hình thành thói quen ăn uống bất thường bởi vấn đề trên.

Các chuyên gia y khoa gọi điều này là ortherexia nervosa, có nghĩa là hiện tượng ám ảnh bởi một lối ăn lành mạnh nào đó và hình thành những hành vi cực đoan. Điều này có thể dẫn đến lối sống không lành mạnh như cô lập bản thân khỏi bữa ăn với người khác hoặc thậm chí là nỗi sợ hãi bị chỉ trích bởi những người không theo chế độ Eat Clean.

Thực phẩm không sạch thì không tốt cho sức khỏe

Với một số người, thực phẩm sạch bắt buộc không được chứa bất kỳ nguyên liệu phụ gia nào. Tuy nhiên, không phải phụ gia nào cũng gây hại cho sức khoẻ. Trên thực tế, vẫn có một số chất đem lại lợi ích. Trong số đó có thể kể đến vitamin D được thêm vào sữa để tăng cường chắc khoẻ xương, hoặc chất sắt trong nước ép cam. Mặc dù các loại thực phẩm này không phải là sản phẩm tự nhiên nhất, chúng vẫn giúp bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Những lầm tưởng về chế độ Eat Clean

Tất nhiên, các loại phụ gia khác như đường, chất béo trans fat, màu thực phẩm… không hề có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, người theo chế độ Eat Clean cần có sự tỉnh táo và hiểu biết về các thành phần trong thực phẩm để có quyết định đúng đắn.

Chỉ có Eat Clean mới là chế độ ăn lành mạnh

Eat Clean là một xu hướng ăn uống mà một người khi theo đuổi sẽ có những lựa chọn thông minh cho thực phẩm của mình. Tuy nhiên, thực đơn sạch (clean) không hoàn toàn đồng nghĩa với thực đơn lành mạnh. Một số gợi ý cho thực đơn lành mạnh không cấm việc sử dụng thực phẩm đóng gói hay đã qua chế biến.

Theo đại học Harvard, chế độ ăn lành mạnh bao gồm:

  • Hoa quả và rau củ không chiên
  • Dầu ăn lành mạnh như dầu ôliu, dầu hoa hướng dương
  • Các loại bánh mì nguyên hạt (whole-grain)
  • Nguồn cung cấp protein như cá, thịt gia cầm, đậu…
  • Nước, trà, cà phê chứa rất ít hoặc không đường

Về cơ bản, thực đơn lành mạnh không quá giới hạn như chế độ Eat Clean. Mặc dù như vậy cũng không có nghĩa Eat Clean có hại cho sức khoẻ. Điều quan trọng cần nhớ là hãy luôn một thái độ lành mạnh khi tiêu thụ thức ăn và không quá ám ảnh bởi thực đơn Eat Clean.

Eat Clean có thể chữa bệnh

Nhiều liệu pháp hoặc lời truyền miệng dân gian cho rằng một số loại thực phẩm có thể chữa bệnh. Đó cũng chính là lầm tưởng của nhiều người khi thực hiện chế độ Eat Clean. Mặc dù thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và bảo vệ sức khoẻ, những ý kiến cho rằng bệnh có thể được chữa trị bằng phương pháp ăn kiêng hoặc ăn thật nhiều loại thực phẩm nào đó là hoàn toàn sai lầm.

Eat Clean có thể chữa bệnh

Thực tế, chưa có nghiên cứu nào cho thấy thực phẩm có thể chữa bệnh mà không cần đến phương pháp điều trị khoa học như thuốc hoặc công nghệ y tế. Chính vì vậy, Eat Clean không thể thay thế được vai trò của y khoa trong việc chữa trị bất kỳ căn bệnh nào.

Nguồn: elle.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *