Kinh tế, Kinh tế - thị trường

Giá thép tăng đột biến gây trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam

Giá thép tăng đột biến gây trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam
Mất:4 phút, 33 giây để đọc.

Thời gian gần đây, tình hình giá thép tăng đột biến. Điều này đặt ra những thử thách lớn trong ngành xây dựng Việt Nam. Qua tìm hiểu và phân tích, giá thép tăng là do giá nguyên vật liệu tăng. Ngoài ra, còn là vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Nếu như tình trạng này còn kéo dài thì sẽ mang lại thiệt hại nặng nề cho kinh tế nước ta. Hơn thế, sự cân đối giữa cung và cầu cũng như giữa xuất khẩu và thị trường nội địa cũng sẽ mất cân bằng. Cùng đọc qua bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Giá thép tăng cao trong thời gian gần đây

Khảo sát thông tin giá thép trên thị trường, anh Ngô Khánh, Chủ đại lý sắt thép tại Hà Nội cho hay. Hiện giá thép nhập vào ngày hôm nay (6/5) đã ở mức 18.200 đồng/kg. Con số này cao hơn 2.000 đồng/kg so với nửa tháng trước. Tăng khoảng 5.000 đồng so với hồi đầu năm.

Giá thép tăng cao trong thời gian gần đây

Đây là mức tăng mạnh và các nhà máy liên tục chào giá mới tới các đại lý. So với thời điểm này năm 2019 và 2020, giá chỉ khoảng từ 12.000 – 13.000 đồng/kg. Tính đến nay thì giá thép hiện đã tăng khoảng 50%.
Năm 2021, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng trên 6%. Dự kiến nhu cầu sản phẩm sắt thép cũng sẽ tăng mạnh. Ngành bất động sản và xây dựng hạ tầng sẽ hồi phục. Khi mà Chính phủ triển khai các dự án đầu tư công lớn như Sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc – Nam và các đường dây truyền tải điện 500KV sau khi Quy hoạch điện VIII được thông qua.

Nguyên nhân dẫn tới giá thép tăng

Lý giải về việc này , có thời điểm tăng đến 45%. Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào thế giới. Thời gian gần đây, các nguyên vật liệu sản xuất thép rất đắt đột biến. Tăng cục bộ trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó dịch bệnh khiến thời gian giao hàng kéo dài đã đẩy giá thép tăng mạnh.

Dự kiến năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép. Chẳng hạn như hơn 18 triệu tấn quặng sắt cho các lò cao. Thép phế liệu khoảng 6 – 6,5 triệu tấn cho các lò điện. Than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn…

Doanh nghiệp thép gặp khó khăn vì giá nguyên liệu tăng

Doanh nghiệp thép gặp khó khăn vì giá nguyên liệu tăng

Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã có công văn kiến nghị Chính phủ về giá thép xây dựng. Theo đó, giá thép xây dựng trong nước đã đến 45% trong 5 tháng đầu năm . Điều này đã gây thiệt hại cho các nhà thầu. Do các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các sở xây dựng. Mà các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời.

Những lo ngại về nguồn cung cũng thúc đẩy giá quặng sắt do quan hệ giữa nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc và nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất Australia có dấu hiệu xấu đi.

Ở trong nước, giá phế liệu, quặng sắt tăng mạnh suốt thời gian qua. Điều này tác động rất lớn đề chi phí đầu vào của sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành phẩm thép trong nước như thép cuộn từ tháng 10/2020 đến nay tăng khoảng 56%. Thép cây tăng khoảng 42%…

“Giá nguyên liệu tăng bằng số lần. Trong khi giá bán thành phẩm chỉ có thể tăng khoảng 50% như hiện nay khiến cho doanh nghiệp thép gặp khó khăn. Để phục vụ sản xuất được ổn định, Hòa Phát phải mua hàng dù giá các loại nguyên liệu đều tăng cao. Bởi nếu không mua sẽ không có hàng để sản xuất.

Các đề xuất trước tình hình giá thép tăng mạnh

Các đề xuất trước tình hình giá thép tăng mạnh

Trước diễn biến về tình hình giá thép trong nước tăng đột biến, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có công văn gửi các doanh nghiệp thành viên khuyến nghị tiếp tục phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các doanh nghiệp tăng cường hợp tác phối hợp ưu tiên nguồn nguyên liệu và thép thô cho thị trường trong nước. Tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn cả thị trường thép trong nước.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cần nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.

Tình hình giá thép tăng cao gây ra nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cần có những giải pháp cụ thể nhất để giảm bớt thiệt hại do tình trạng này.

Nguồn: cafef.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *