Kinh tế, Kinh tế - thị trường

Hải Dương: bán vải thiều qua các trang thương mại điện tử

Hải Dương: bán vải thiều qua các trang thương mại điện tử
Mất:5 phút, 25 giây để đọc.

Vấn đề giải cứu nông sản luôn là nỗi ám ảnh đối với người nông dân, thương lái cũng như chính quyền địa phương. Nông sản có tính chất đặc thù là không bảo quản được lâu. Thế nên chỉ cần không tìm được đầu ra thì sự thua lỗ sẽ trở nên nặng nề. Mặt khác, thị trường nông sản nước ta phụ thuộc khá nhiều vào nước khác. Vì vậy mà sự chủ động trong giải quyết đầu ra vẫn bị hạn chế. Trong tình hịch dịch bệnh như hiện nay, mối lo lớn nhất của người nông dân là làm sao để giải quyết đầu ra nông sản. Và phương án đang được khuyến khích là bán nông sản online. Hải Dương là tỉnh đi đầu khi mà tỉnh này đã triển khai bán vải thiều qua các trang mạng.

Vải thiều Hải Dương được bán trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử

“Chúng tôi đang chuẩn bị các bước cần thiết để đưa vải thiều lên các trang thương mại điện tử. Hoàn thành trước ngày 18/5. Thông qua cách tiếp thị mới này, Hải Dương kỳ vọng sẽ giải quyết được những điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản. Tránh bị ùn ứ như năm ngoái, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp”, ông Vũ Việt Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, cho hay.

Vải thiều Hải Dương được bán trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử

Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và các tỉnh, thành, cơ quan liên quan chuẩn bị đưa một số nông sản Việt bán trên sàn thương mại điện tử.

Theo đó, vải thiều Hải Dương là mặt hàng đầu tiên được sẽ được bán trực tuyến. Cụ thể qua các sàn thương mại điện tử như Alibaba.com, Voso.vn, Sendo.vn và Lazada.vn.

Để thực hiện kế hoạch này, Cục Xúc tiến Thương mại cho biết, vừa phối hợp với Sở NN&PTNT Hải Dương tổ chức chương trình huấn luyện. Bao gồm huấn luyện về truy xuất nguồn gốc và các thủ tục mở. Ngoài ra cũng có cách tham gia gian hàng cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trên sàn thương mại điện tử.

Giải pháp cho vải thiều trong mùa Covid

Ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Dương cho biết, sản phẩm nông nghiệp Hải Dương rất dồi dào, đa dạng. Nhưng việc tiêu thụ trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn. Vì chủ yếu vẫn qua các kênh truyền thống. Chúng ta chưa tận dụng được thế mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến.

Theo đó, thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là những thị trường chính. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục, giá vải và sản lượng xuất khẩu dự kiến giảm, Hải Dương đẩy mạnh các biện pháp sơ chế, chế biến và bảo quản quả vải như sấy khô, ép nước… đồng thời, thực hiện xúc tiến trực tuyến.

Giải pháp cho vải thiều trong mùa Covid

Năm 2020, mặc dù dịch COVID-19 nhưng sản lượng vải toàn tỉnh năm 2020 ước đạt 43.000 tấn; trong đó 23.000 tấn vải sớm và khoảng 20.000 tấn vải thiều. Lượng vải tiêu thụ trong nước ước khoảng 50%, còn lại xuất khẩu. Tổng giá trị đạt 1.166 tỷ đồng, tăng 445 tỷ đồng so với năm 2019.

Triển khai đưa vải thiều lên các sàn thương mại điện tử

Niên vụ vải năm 2021, Hải Dương có trên 9.100 ha vải với sản lượng ước khoảng 55.000 tấn.

“Chúng tôi đang chuẩn bị các bước cần thiết để đưa vải thiều lên các trang thương mại điện tử nói trên trước ngày 18/5. Thông qua cách tiếp thị mới này, Hải Dương kỳ vọng sẽ giải quyết được những điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản, tránh bị ùn ứ như năm ngoái, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương chia sẻ.

Về kế hoạch tiêu thụ, theo ông Vũ Việt Anh, dự kiến 50% sản lượng vải của tỉnh sẽ xuất khẩu. Trong đó chủ yếu vải sớm sẽ xuất khẩu Trung Quốc. 40% thị trường trong nước và khoảng 5-7% xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Chẳng hạn như Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU, Singapore…. Và 5% phục vụ chế biến.

Bắc Giang là tỉnh tiếp theo hướng đến giải pháp này

Tại Bắc Giang, Sở NN&PTNT tỉnh này cho biết, năm nay, toàn tỉnh có 28.000 ha vải thiều. Với sản lượng ước đạt 180 nghìn tấn. Trong đó, hơn 200 ha vải xuất khẩu sang Nhật Bản với 30 mã vùng. 218 ha xuất khẩu sang Hoa Kỳ, châu Âu (EU) với 18 mã vùng. Và 15.867 ha xuất khẩu sang Trung Quốc gồm 149 mã vùng.

Bắc Giang là tỉnh tiếp theo hướng đến giải pháp này

Theo Sở NN&PTNT Bắc Giang, cần đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước. Ngày 8/6/2021, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với các điểm cầu trong và ngoài nước. Với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu. Trong đó, có đại diện Đại sứ quán và Tham tán Kinh tế – Thương mại các nước. Chẳn hạn Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan, Singapore tại Việt Nam. Đại diện Cơ quan Xúc tiến đầu tư, thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (Jetro). Cơ quan Thương mại và đầu tư Australia tại Việt Nam. Và một số tập đoàn, doanh nghiệp, nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị và các chợ đầu mối, sàn thương mại điện tử.

Ngoài ra, tỉnh này còn truyền hình trực tuyến tới hơn 20 điểm cầu. Ở tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. 4 điểm cầu trực tuyến đặt tại tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Nhật Bản, Australia và Singapore…

Đẩy mạnh bán nông sản online là phương thức được nhiều kỳ vọng trong thời gian tới. Đây sẽ là một đề xuất hay cho giải pháp nông sản mùa covid.

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *