Gia đình, Mẹo vặt gia đình

Những chú ý khi sử dụng thiết bị dễ cháy nổ trong mùa hè

Những chú ý khi sử dụng thiết bị dễ cháy nổ trong mùa hè
Mất:8 phút, 33 giây để đọc.

Mùa hè là mùa nắng nóng kết hợp với kì nghỉ hè của trẻ em khiến cho nhu cầu sử dụng thiết bị gia dụng tăng cao ví dụ như máy lạnh, lò vi sóng, bếp gas…. Những thiết bị gia dụng là một công cụ giúp ích cho con người, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Nhưng có một số loại thiết bị dễ gây cháy nổ mà con người hay sử dụng, đặc biệt rất nguy hiểm vào mùa hè. Đừng bỏ qua những chú ý và mẹo vặt để sử dụng an toàn, tiết kiệm và phòng chống cháy nổ ngay bài viết sau đây nhé.

Thiết bị điện máy lạnh

Thiết bị điện máy lạnh

Đối với máy lạnh, nên để chế độ làm mát từ 26 độ C trở lên, vì cứ tăng 1 độ C là đã tiết kiệm được 10% điện năng tiêu thụ. Định kỳ vệ sinh bảo dưỡng máy điều hòa, rửa sạch lưới lọc bụi sẽ tiết kiệm thêm 5 – 7% điện năng tiêu thụ, đồng thời giảm nguy cơ mất an toàn do sử dụng thiết bị lâu ngày.

Trường hợp không sử dụng máy lạnh trong thời gian dài hãy ngắt 100% điện của máy, vì nếu cứ để máy ở trạng thái chờ và khởi động lại bằng remote nó cũng sẽ tốn một mức năng lượng kha khá.

Tủ lạnh được mọi người sử dụng hằng ngày

Tủ lạnh là một thiết bị làm mát. Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh. Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Nó thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.

Đối với tủ lạnh, nên sử dụng tủ thường xuyên. Không nên rút nguồn điện, tắt tủ lạnh trong khoảng thời gian ngắn rồi lại sử dụng vì sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị. Luôn giữ cho các khe thông gió được thông thoáng, không bị cản trở để giúp hiệu quả làm lạnh tốt hơn.

Không để ly đựng nước hoặc chai lọ thủy tinh lên đầu tủ, chúng có thể rơi vỡ gây thương tích hoặc đổ nước bên trong tủ gây chập mạch, giật điện. Không nên để các hóa chất, dầu nhiên liệu, dung môi hoặc thực phẩm ôi thiu trong tủ lạnh, khiến sản sinh vi khuẩn gây bệnh và làm hỏng tủ lạnh.

Thiết bị lò vi sóng

Thiết bị lò vi sóng

Sử dụng đúng sản phẩm có thể đặt vào lò vi sóng như thủy tinh, gốm ceramic hoặc sản phẩm từ nhựa, giấy sử dụng được trong lò vi sóng. Những sản phẩm này thường có chữ “sử dụng được cho lò vi sóng”, “microwave-safe” hoặc “microwavable”.

Sóng viba tỏa ra khi lò vi sóng đang hoạt động không có lợi cho sức khỏe người dùng. Do đó, không nên mở cửa hoặc đóng cửa lò không chặt khi thiết bị đang hoạt động. Lò vi sóng nên được đặt cách tường ít nhất 10cm, cách các vật dụng xung quanh ít nhất 40cm và tuyệt đối không để gần bếp gas và các thiết bị điện khác.

Thiết bị điện bàn ủi

Sau khi cắm dây điện bàn ủi vào ổ cắm, đèn báo nguồn sẽ sáng lên. Trước tiên, đặt lại nhiệt độ phù hợp bằng cách xoay núm chọn. Khi đèn tắt, bàn ủi đã sẵn sàng mới sử dụng. Đối với bàn ủi hơi nước, hãy sử dụng nguồn nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội. Vệ sinh bầu chứa nước khô ráo, sạch sẽ sau khi dùng.

Sau mỗi lần sử dụng nên tắt chế độ phun nước và điều chỉnh công suất về mức 0. Đặt bàn ủi ở một nơi cách xa tầm tay trẻ em và đợi cho nguội hẳn rồi mới mang đi cất.

Thiết bị bình nước nóng

Trong quá trình sử dụng bình nước nóng; thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn; mạch nối xem có bị rò rĩ điện hay không (dùng bút thử điện). Chỉ bật máy khi có nhu cầu sử dụng và tắt ngay sau khi không sử dụng. Không nên cài đặt nhiệt độ nước ở mức tối đa nếu không thực sự cần đến. Lắp đặt bổ sung các thiết bị chống giật; chống nổ nếu chưa có.

Sục rửa, vệ sinh sạch sẽ máy nước nóng tránh bị cặn bã bám kín lên thanh điện trở; hoặc rỉ sét tại miệng bình. Bảo dưỡng máy định kỳ hàng tháng. Khi có hiện tượng khả nghi nên tiến hành khắc phục; thay mới ngay.

Nồi cơm điện là một thiết bị sử dụng hằng ngày

Nồi cơm điện là một thiết bị sử dụng hằng ngày

Bạn nên cắm dây nguồn thật chắc chắn vào nồi rồi mới cắm phích cắm vào ổ điện. Không nên cắm quá nhiều thiết bị điện vào một ổ cắm chung với nồi cơm điện khi nấu. Đặt nồi cơm điện ở những vị trí thực sự khô ráo; không ẩm móc; thông thoáng và bề mặt phẳng. Tuyệt đối không nên đặt nồi ở những vị trí gần dụng cụ phát nhiệt.

Lau chùi thân nồi để tránh nhiễm nước trước khi nấu. Hạn chế việc để cơm hâm liên tục trong nồi, vì điều này có thể làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong khiến rờ le bật tắt không chính xác và như vậy cơm sẽ dễ bị sống hoặc quá lửa. Tránh dùng các vật liệu sắc nhọn để múc cơm trong nồi và vệ sinh thường xuyên theo định kỳ.

Một số chú ý khi sử dụng nồi áp suất

Giữ cho nồi sạch sẽ, không còn thức ăn thừa bên trong và nồi phải nguyên vẹn; không nứt vỡ trước khi nấu. Lưu ý không đổ nước quá 2/3 dung tích nồi để có đủ không gian cho hơi nước bốc lên; nếu không có thể dẫn đến hư hại nồi, thậm chí có thể dẫn đến những sự cố ngoài ý muốn.

  • Đối với nồi van quả tạ: Bạn luôn phải cho vào nồi ít nhất 1 cốc nước khi nấu.
  • Đối với nồi van nhảy: Bạn luôn phải cho vào nồi ít nhất ½ cốc nước khi nấu.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng vì mỗi loại nồi thường có giới hạn về lượng nước và thực phẩm khác nhau, và mỗi loại thực phẩm cũng thường được nấu với lượng nước nhất định. Đừng bao giờ mở nồi ngay khi vừa tắt lửa, điều này rất nguy hiểm. Bạn phải xả áp suất xuống mức thấp nhất trước khi mở nắp.

Chú ý khi sử dụng bếp gas 

Chú ý khi sử dụng bếp gas 

Đặt bếp gas tại nơi thoáng khí và tránh gió lùa trực tiếp; bàn bếp nên là bàn đá hay bê tông;… không được làm bằng gỗ. Bình gas luôn để đứng, đảm bảo dây dẫn không bị gấp khúc và đặt có khoảng cách với bếp gas; và thấp hơn bếp để khí gas dễ lưu thông. Nơi chứa bình gas cần thông thoáng để có thể dễ phát hiện khí gas rò rỉ.

Không để bếp gas gần nguồn điện hay dây dẫn điện và các vật liệu dễ bắt lửa. Khi đun nấu, bạn nên túc trực bên bếp và lưu ý không để các vật dụng dễ bắt lửa gần bếp nấu; tránh các trường hợp bắt lửa gây cháy; gió lùa gây tắt bếp phát tán khí gas mất an toàn;… Cũng lưu ý không để trẻ vui chơi và táy máy bên bếp gas.

Khi tắt bếp, bạn nên theo đúng quy trình: Khóa van đầu bình gas; chờ ngọn lửa tắt hẳn mới khóa van bếp. Không nên để van khóa gas mở khi không dùng bếp. Không nên dùng lửa mồi bếp gas khi không đánh lửa được; thay mới các bếp gas đã bị han gỉ nhiều vị trí. Vệ sinh bếp gas thường xuyên để hạn chế gỉ sét để bếp bền lâu

Sử dụng bếp từ một cách an toàn

Sử dụng bếp từ một cách an toàn

Bếp từ phụ thuộc nguồn điện để hoạt động. Vì thế, tại vị trí đặt bếp từ; nên chuẩn bị sẵn một ổ cắm thuận tiện, tốt nhất nên sử dụng một ổ cắm riêng cho thiết bị công suất cao như bếp từ. Cũng cần lưu ý đặt bếp từ ngoài tầm với của trẻ nhỏ để phòng tránh những nguy hại do sự vô ý của trẻ.

Bếp từ có thể sinh nhiệt lượng lớn và nhanh trên nồi chảo nên dễ gây cháy thức ăn hoặc gây trào; do vậy nên chú ý khi nấu ăn với bếp từ; nên sử dụng mức nhiệt nhỏ trước rồi mới tăng dần lên. Để bếp nấu ở mức công suất cao quá lâu cũng dễ khiến bếp bị quá tải; sẽ nguy hại cho bếp; và gây nguy hiểm trong trường hợp bếp không có chế độ tự ngắt khi quá nhiệt.

Sau khi nấu ăn xong, người dùng nên chỉnh công suất bếp từ dần tới mức thấp nhất sau đó mới nhấn nút OFF. Không rút dây nguồn ngay mà nên đợi khoảng 15 phút để quạt tản nhiệt hoạt động làm nguội bếp sẽ bảo vệ tốt các linh kiện bên trong bếp.

Với những thông tin trên, hãy chủ động ứng dụng trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn, tiết kiệm và phòng chống cháy nổ cho gia đình mình nhé!

Hy vọng bài viết của Trang Giới trẻ có thể giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ và hạnh phúc.

Nguồn: dienmayxanh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *