Phương pháp Phòng bệnh, Sức khỏe

Tham khảo các cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày

Tham khảo các cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày
Mất:4 phút, 3 giây để đọc.

Mọi người có thể kiểm tra sức khỏe định kỳ, hạn chế các thực phẩm như thịt hun khói, không hút thuốc lá, kiểm tra cân nặng và tập thể dục thường xuyên. Ung thư dạ dày phổ biến ở cả nam và nữ, nhưng có thể khó phát hiện ở giai đoạn đầu do không có triệu chứng rõ ràng. Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm và là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 5 ở Việt Nam. Vậy cách phòng chống ung thư dạ dày hiệu quả nhất là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của trang để biết thêm nhé!

Ung thư dạ dày 

Ung thư dạ dày 

Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến đứng thứ 5 trong các căn bệnh ung thư thường gặp. Khi gặp phải các dấu hiệu như: Đau bụng, buồn nôn, khó nuốt, suy nhược toàn thân, thiếu máu,… Bạn nên đến bệnh viện ngay để được khám và siêu âm . Vì đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày. Có thể lan ra khắp dạ dày và các cơ quan khác của cơ thể như thực quản, phổi, gan. Nó là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.

Những nguyên nhân gây bệnh

  • Nhiễm khuẩn HP và nguyên nhân gen di truyền là yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Biến chứng từ các bệnh khác liên quan tới dạ dày như loét dạ dày tá tràng, viêm gan, xơ gan,…
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn mặn, đồ nướng, chiên, rán…
  • Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên, làm việc quá sức, không có thời gian ngủ nghỉ.
  • Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá,…

Các cách phòng ngừa bệnh

Kiểm tra có bị nhiễm H.pylori hay không?

Kiểm tra có bị nhiễm H.pylori hay không?

Helicobacter pylori (H.pylori) là một loại vi khuẩn phổ biến, chúng không làm cho mọi người bị bệnh. Nhưng có thể gây nhiễm trùng niêm mạc dạ dày, gây loét. Nó cũng là nguyên nhân gây ung thư. Nếu bị loét dạ dày, bác sĩ cần kiểm tra xem bạn có bị nhiễm H.pylori hay không. Để tìm phương pháp điều trị phù hợp.

Hạn chế ăn các thực phẩm hun khói

Thực phẩm có lượng muối, chất bảo quản lớn có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ mắc ung thư. Vì vậy, mỗi người cần chủ động xây dựng lối sống lành mạnh; hạn chế thực phẩm hun khói, thịt muối… Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả tươi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Trái cây họ cam quýt (như cam, chanh và bưởi…) hữu ích.

Tuy nhiên, với người có tiền sử bệnh, phải uống thuốc điều trị. Thì nên thảo luận với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Trước khi thêm chúng vào chế độ ăn uống. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, mỗi người nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Chú trọng vào thực phẩm thực vật. Bạn nên chọn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, ngũ cốc. Thay vì ngũ cốc tinh chế, và ăn cá, thịt gia cầm hoặc đậu thay vì đồ chế biến sẵn, thịt đỏ.

Không nên hút thuốc

Không nên hút thuốc

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, hút thuốc khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư dạ dày. Nếu bạn cần giúp đỡ để bỏ thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận tư vấn. Đồng thời, mỗi người tránh xa môi trường có khói thuốc lá.

Tích cực vận động 

Khỏe mạnh, năng động giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

Theo dõi cân nặng thường xuyên

Tình trạng béo phì dễ gây viêm mạn tính đường tiêu hóa ảnh hưởng đến axit dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày – một trong những loại ung thư người béo phì dễ mắc.

Cần xét nghiệm di truyền

Cần xét nghiệm di truyền

Nếu những người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày cho thấy họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Xét nghiệm di truyền có thể cho bạn biết bản thân mang một số gen nhất định khiến cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh ung thư dạ dày, bao gồm gen CDH1, hội chứng Lynch (nguyên nhân phổ biến gây nhiều loại ung thư).

Trang giới trẻ cám ơn bạn đã đọc. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *