Từ khoảng đầu năm đến nay, nguồn năng lượng tái tạo liên tục tăng vọt khiến cho hệ thống vận hành điện của EVN đứng trước nhiều khó khăn trong việc duy trì sự ổn định. Theo đại diện của EVN cho biết, trong 3 tháng qua, EVN gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn linh hoạt trong đó có nguồn năng lượng tái tạo. Các tổ máy của thủy điện phải liên tục thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp sự thiếu hụt điện do năng lượng tái tạo. Đặc biệt, giai đoạn mùa khô vừa qua. Bên cạnh đó, là việc công tác vận hành, thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than, tuabin khí…điều này làm tăng nguy cơ sự cố khi vận hành các tổ máy, ảnh hưởng đến an ninh cấp điện.
Mục lục
Khó khăn của EVN
Theo EVN, trong 3 tháng qua, tập đoàn gặp một số khó khăn trong huy động nguồn linh hoạt; các tổ máy thủy điện phải thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp thay đổi năng lượng tái tạo. Điều này ảnh hưởng đến an ninh cấp điện cuối mùa khô. Cùng với đó, việc tăng số lần khởi động/thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than/tuabin khí. Điều này làm tăng nguy cơ sự cố tổ máy…
Theo EVN nguồn năng lượng tái tạo tăng cao trong thời gian qua. Nó đã gây khó khăn cho việc duy trì sự ổn định trong vận hành hệ thống điện. Chiều 4/5, tại Hà Nội, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ trì buổi làm việc với các chuyên gia kinh tế, chuyên gia năng lượng, chuyên gia môi trường về tình hình vận hành hệ thống điện năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025.
Trong đó, sự phát triển “bùng nổ” của năng lượng tái tạo. Đây là một trong những vấn đề được tập trung trao đổi tại buổi làm việc. Thứ nhất, sản lượng các nhà máy nhiệt điện giảm. Do huy động sản lượng nhiều từ thủy điện. Bên cạnh đó là một phần đóng góp mới từ nhóm điện mặt trời. Thứ 2, nhóm nhiệt điện chịu tác động bất lợi. Do sản lượng hợp đồng thấp cùng với giá than và khí đầu vào tăng. Thứ 3, chi phí đầu vào cho hệ thống điện tăng. Do giá bán cao từ nhóm năng lượng tái tạo. Đồng thời cộng thêm giá khí cũng tăng khiến EVN phải cố gắng kiểm soát chi phí.
Năng lượng truyền thống
Do đó, nhóm công ty năng lượng truyền thống, theo các nhà phân tích này. Điều này có thể gặp khó khăn trong việc đàm phán; điều chỉnh hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN.
Theo cập nhật của nhóm phân tích, giá bán trung bình (ASP) của nguồn điện truyền thống (thủy điện, khí đốt và nhiệt điện than) là khoảng 1.169 đồng/kWh. Nếu so sánh FIT với giá bán trung bình, sẽ có hai kịch bản. Nếu sử dụng giá FIT hiện tại, khoản chi phí tăng thêm để dùng nguồn năng lượng tái tạo ước tính khoảng 12.700 tỉ đồng. Tổng cộng 17.700 tỉ đồng bao gồm điện gió. Nếu sử dụng FIT dự thảo (7 cents/kWh); khoản chi phí tăng thêm sẽ thấp hơn ở mức 7.800 tỉ đồng. Tổng cộng 10.700 tỉ đồng bao gồm điện gió.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (NLDC), cho biết dù nguồn năng lượng tái tạo đến hết năm 2020 đạt gần 20.000MW. Chiếm tỷ trọng công suất khoảng 30% toàn hệ thống điện. Nhưng sản lượng lại chỉ chiếm khoảng 12% toàn hệ thống.
Sự ổn định của năng lượng tái tạo
Bên cạnh đó, hàng loạt khó khăn, vướng mắc được NLDC chỉ ra như dự báo công suất phát điện mặt trời; điện gió có sai số lớn do đặc tính bất ổn định của loại nguồn này. Đồng thời phụ tải chênh lệch giữa giờ cao điểm và thấp điểm lớn. Bên cạnh đó là nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên huy động. Nhưng NLDC vẫn phải đảm bảo vận hành thị trường điện,…
GS TS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng việc các dự án năng lượng tái tạo bùng nổ đang kéo theo những khó khăn về quản lý Nhà nước.
Bất cập hiện nay là khi phê duyệt các dự án năng lượng mặt trời. Các UBND tỉnh không tham khảo ý kiến của bên bán điện về những khó khăn trong việc vận hành, đấu nối.
An ninh năng lượng bị ảnh hưởng
Cơ quan lập quy hoạch điện là Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cũng bị đứng ngoài cuộc trong việc phê duyệt dự án. Những điều này dẫn đến quá trình thiếu kiểm soát trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo thời gian qua.
Đồng quan điểm, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, cho rằng việc bùng nổ các dự án điện mặt trời, điện gió trong thời gian vừa qua chủ yếu xuất phát từ việc các địa phương phê duyệt quá nhiều dự án. Bộ Công Thương và EVN chỉ là đơn vị được cập nhật thông tin về sau khi các dự án được phê duyệt.
Chia sẻ tại buổi làm việc, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, bày tỏ quan ngại về việc một số dự án điện mặt trời. Các dự án này do tư nhân đầu tư hiện đang có sự mua bán. Đồng thời chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, cũng như an ninh quốc phòng.
Kiểm soát chặt nguồn năng lượng tái tạo
Do đó, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng Nhà nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với những dự án năng lượng tái tạo có quy mô tương đối lớn. Nhất là ở những khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng.
Còn theo TS. Nguyễn Tiến Thỏa, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, công tác điều hành, vận hành hệ thống điện đang gặp những khó khăn, trong đó có những khó khăn đến từ cơ chế, chính sách.
Vì vậy, cần phải có một đánh giá về những vướng mắc này để xã hội hiểu hơn về hoạt động của EVN. Đồng thời kiến nghị với Nhà nước, các Bộ, ngành kịp thời tháo gỡ. Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong mọi tình huống.
Nhu cầu điện tăng trưởng thấp
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN, cho hay tổng điện năng tiêu thụ năm 2020 là 217 tỷ kWh, tăng 3,42% so với năm trước đó. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện thương phẩm cả nước đạt 71 tỷ kWh. Tăng 6,74% so với cùng kỳ năm 2020.
Lãnh đạo EVN cho hay, đây là mức tăng trưởng thấp so với những năm trước. Trung bình 9-10%/năm. Thực tế, nhu cầu điện tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhưng nguồn điện lại tăng đột biến trong 2 năm vừa qua. Khi các nhà đầu tư đã hưởng ứng tích cực các cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ.
Tổng Giám đốc EVN cũng khẳng định, việc tiết giảm nguồn năng lượng tái tạo. Cũng như các loại nguồn khác trong thời gian qua. Đây là tình trạng khách quan, không mong muốn.
Năng lượng tái tạo tăng cao khiến cho EVN đứng trước những thách thức không nhỏ trong thời gian tới. Do đó, EVN cần có các chính sách để đảm bảo tính kinh tế và duy trì vận hành ổn định.
Nguồn: Vietnambiz.vn