Canh là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong bữa cơm mỗi gia đình. Ăn canh vừa mát vừa dễ ăn lại rất tốt cho sức khỏe. Món canh không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng hiệu quả mà còn giúp cơ thể cải thiện nhiệt độ rất tốt. Tuy nhiên không phải cách ăn canh tùy tiện thế nào cũng được. Bởi nếu không biết cách ăn canh đúng thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vậy cách ăn canh như nào cho đúng và có lợi cho sức khỏe? Một số người có thói quen ăn canh chan với cơm thì có tốt hay không? Vậy bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách ăn canh đúng và tốt cho sức khỏe. Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Cách ăn canh đúng là không nên ăn sau khi vừa nấu xong
Nhiều người có thói quen thích ăn canh ngay khi chúng vừa nấu xong. Tuy nhiên, khi đó nhiệt độ của canh đang rất cao. Trong khi vòm họng, thực quản và niêm mạc dạ dày của chúng ta chỉ có thể chịu được độ nóng vào khoảng 60 độ. Khi độ nóng vượt quá mức cho phép sẽ làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày. Thậm chí là cả hệ thống đường tiêu hóa. Vì vậy, thích hợp nhất là bạn nên ăn canh khi chúng thấp hơn 50 độ là tốt nhất. Bên cạnh đó canh quá nóng cũng sẽ khiến vị giác của chúng ta bị ảnh hưởng không cảm nhận được vị như thế nào.
Không chan canh với cơm ăn chung là cách ăn canh đúng
Trong quá trình ăn cơm, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm mềm thức ăn. Điều đó giúp quá trình nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, enzyme có trong nước bọt rất có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn ăn cơm chung với canh khiến cơm mềm đi sẽ làm hạn chế quá trình tiết nước bọt. Thức ăn không được hấp thụ nước bọt khi nuốt xuống dạ dày sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Điều này kéo dài sẽ gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Thời điểm ăn canh tốt nhất cho việc hấp thụ dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của khoa học, ăn canh vào bữa trưa cơ thể sẽ hấp thụ calo thấp nhất. Để tránh bị béo phì, bạn nên ăn nhiều canh vào thời điểm này. Ngược lại, bạn không nên ăn quá nhiều canh vào bữa tối. Những dinh dưỡng có trong canh được tích tụ lại làm cho trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vì vậy, muốn ăn canh trong thời điểm này, bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm ít calo để nấu canh. Ví dụ như các loại rau cải, bí ngô, thịt gà mái già…
Không nên ăn canh quá nhanh mà cần chậm rãi thưởng thức
Ăn cơm càng dài, càng tận hưởng được mùi vị thơm ngon của món ăn. Ăn canh cũng vậy, khi bạn ăn từ từ, cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. Khi cơ thể cảm thấy no tức là đã đến mức vừa phải. Ngược lại, nếu ăn quá nhanh, đến khi bạn cảm thấy no là bạn đã nạp vào cơ thể một lượng canh quá mức cần thiết. Làm nặng bụng rất khó chịu và ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Tuy nhiên thời gian ăn cơm hoặc canh đều không nên kéo quá dài.
Nên ăn một bát canh trước khi ăn cơm
“Ăn canh trước khi ăn cơm, dáng người vừa đẹp vừa khỏe mạnh. Sau khi ăn cơm mới ăn canh, càng ăn càng béo”. Điều này đã được khoa học chứng minh. Trước khi ăn cơm, ăn một chén canh giúp niêm mạc của đường tiêu hóa tránh được các kích thích của những thức ăn khô và cứng. Như vậy sẽ có lợi cho việc hấp thụ thức ăn.
Bên cạnh đó, khi ăn canh làm cho các thức ăn bám vào thành dạ dày, đem lại cảm giác no bụng làm chúng ta không muốn ăn nhiều. Theo nghiên cứu khoa học, ăn canh trước khi ăn cơm giúp chúng ta hấp thu ít hơn từ 100 đến 190 calo. Ngược lại, sau khi ăn cơm mới ăn canh, hoặc là ăn canh vào cuối bữa làm cho những thức ăn trộn lẫn với dịch trợ tiêu hóa. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và không có lợi cho sức khỏe.
Không nên ăn canh khi đói đối với những người bị dạ dày
Các bệnh nhân bị axit dạ dày hay có nhiều axit dạ dày không nên ăn canh khi đang bị đói bụng. Đặc biệt lưu ý không uống các loại canh như canh cá. Nước dùng và canh hầm thịt vì việc này sẽ làm thúc đẩy sự tiết axit trong dạ dày. Để bảo vệ dạ dày những đối tượng này nên ăn một ít rau trước bữa ăn. Rồi hãy ăn các loại thịt cá và nên ăn vừa đủ đừng ăn quá nhiều thịt cá.
Những bệnh nhân bị viêm túi mật không nên uống các loại nước canh hầm quá đậm đặc. Ngoài ra, nhóm người này còn cần kiểm soát lượng cholesterol và chất béo. Không dùng nước canh hầm thịt và các loại, món canh hầm từ thịt gà. Để kiểm soát cả lượng protein động vật trong bữa ăn để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Người bị tiểu đường không nên ăn canh có vị ngọt và béo
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không chỉ cần kiểm soát hàm lượng dầu mỡ, muối trong canh mà còn phải kiểm soát cả vị ngọt của canh. Thói quen ăn canh không chỉ uống nước canh mà còn ăn cái. Nếu bạn bổ sung quá nhiều cái trong canh sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể. Khiến nồng độ đường vượt quá mức cho phép tạo ra chỉ số đường tăng cao. Khi ăn canh bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên uống ít nước canh có vị ngọt. Nếu trong canh có khoai tây hay khoai lang thì nên hạn chế ăn món canh này. Ngoài ra, đối tượng này còn cần hạn chế các món ăn như cơm, thịt,…
Nguồn: cachnauan.net