Từ 20 năm về trước Internet vệ tinh đã xuất hiện. Ngày nay với nhiều tiến bộ về công nghệ thì ước mơ về mạng tốc độ cao với giá rẻ sẽ sớm thành hiện thực. Internet vệ tinh là khái niệm không mới nhưng vẫn còn rất ít người sử dụng dịch vụ này do trong quá khứ nó có giá quá cao nhưng tốc độ truy cập lại thấp. Vì vậy nếu không có sự lựa chọn nào khác thì người ta mới sử dụng loại dịch vụ này. Tuy nhiên với công nghệ mới hiện nay nhiều công ty đã đầu tư vào lĩnh vực này với hy vọng sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng.
Mục lục
Bạn đã hiểu Internet vệ tinh là gì chưa?
Công nghệ chùm vệ tinh với ưu điểm giải quyết được nhiều bài toán về khả năng phủ sóng hiện tại đang được coi là xu hướng viễn thông mới của thế giới.
Vệ tinh trong quỹ đạo có nhiệm vụ là thu tín hiệu dưới dạng sóng vô tuyến từ trạm mặt đất. Sau đó khuếch đại và phát trở về cho một hoặc nhiều trạm khác.
Vệ tinh được chia ra nhiều loại khác nhau, như vệ tinh địa tĩnh (GEO); tầm cao (HEO), quỹ đạo tầm trung (MEO), quỹ đạo thấp (LEO)… Các vệ tinh được ứng dụng trong các dịch vụ gồm định vị GPS; quan sát không gian, quân sự, thời tiết, truyền hình và Internet.
CEO Elon Musk có tham vọng xây dựng mạng lưới Internet không dây tốc độ cao toàn cầu bằng gần 12.000 vệ tinh ngoài vũ trụ. Và hiện SpaceX, tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian của Elon Musk đang thực hiện dự án này với tên gọi là Starlink.
Hiện tại, Space đã phóng tổng số 1.385 vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo thấp của Trái đất (viết tắt là LEO – Low Earth Orbit), nằm cách mặt đất 550km.
Các vệ tinh này sẽ truyền tín hiệu Internet thẳng xuống các thiết bị thu nhận trên mặt đất. Sau đó, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu thông qua hệ thống cục bộ. Hoặc trực tiếp qua dây nối với router Starlink của người dùng.
Starlink cho phép người dùng ở một khu vực hẻo lánh kết nối internet thông qua vệ tinh.
Các bước hoạt đồng của Internet vệ tinh ra sao?
3 bước tóm gọn cách thức hoạt động của internet vệ tinh.
Bước 1: Bạn vào trang gioitre.info để xem tin tức công nghệ mới nhất. Yêu cầu dữ liệu của bạn sẽ được chuyển từ máy tính đến một chảo Internet vệ tinh được đặt trong khu vực của nhà bạn.
Bước 2: Chảo internet vệ tinh sẽ phát đi yêu cầu dữ liệu của bạn đến một vệ tinh đang quay quanh Trái đất. Sau đó, vệ tinh sẽ gửi yêu cầu vừa nhận được đến ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet).
Bước 3: Dữ liệu sẽ được truyền từ nhà cung cấp đến vệ tinh. Sau đó đến đến chảo internet vệ tinh, đến router của bạn, và đi vào máy tính. Vậy là bạn đã vào được gioitre.info để xem tin tức công nghệ cũng như các thủ thuật trên máy tính, điện thoại.
Ưu điểm và nhược điểm loại công nghệ này
Ưu điểm
- Vệ tinh quỹ đạo thấp có chi phí xây dựng và phóng vệ tinh thấp.
- Internet vệ tinh được cung cấp sẽ cho tốc độ cao, độ trễ thấp và băng thông lớn hơn.
- Có thể phủ sóng tới các khu vực xa xôi, địa hình hiểm trở.
Nhược điểm
- Vệ tinh quỹ đạo thấp có vòng đời ngắn, chỉ từ 5 đến 7 năm.
- Chi phí bộ thu phát của người dùng đắt.
- Giá cước dịch vụ Internet vệ tinh khá cao. Dịch vụ Starlink của Elon Musk có giá 99USD/tháng; đắt hơn khoảng gần 10 lần so với dịch vụ Internet băng rộng cố định ở Việt Nam.
Internet vệ tinh của Elon Musk hiện đã cho phép người dùng tại Việt Nam có thể đặt cọc dịch vụ ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, đây chỉ là thông báo từ phía Starlink mà thôi. Trên thực tế dịch vụ này của Elon Musk chưa được cấp phép tại Việt Nam.
Tìm hiểu về Internet vệ tinh Starlink
Starlink quảng cáo tốc độ tải về sẽ đạt mức 1Gbps khi dịch vụ được đưa vào hoạt động đầy đủ. SpaceX đang “nhắm đến mục tiêu độ trễ dưới 20ms; để người dùng có thể chơi được một tựa game đối kháng đòi hỏi phản ứng nhanh” khi sử dụng dịch vụ.
Vào tháng 8/2020, Starlink đã mở chương trình beta cho nhiều người dùng ở các vùng vĩ độ cao của Mỹ và Canada, như Seattle; Chicago và Portland tham gia. Có một số kết quả rất hứa hẹn trong số các bài test tốc độ được thực hiện qua các dịch vụ như Speedtest của Ookla và TestMy.
- Theo đó, tốc độ nhanh nhất của Starlink là 203,74Mbps, với ping 29ms.
- Ping nhanh nhất là 18ms.
- Tốc độ tải lên nhanh nhất là 42,58Mbps.
Rõ ràng đó là những con số ấn tượng. Sẽ còn tốt hơn nữa khi có thêm các vệ tinh Starlink được phóng lên quỹ đạo. Bởi những người dùng beta của Starlink đã ký một thoả thuận không tiết lộ thông tin về dịch vụ này; nên các kết quả test tốc độ nói trên đã mang lại một trong những thông tin đáng giá nhất; về cách dịch vụ này vận hành.
Nguồn: quantrimang.com