Mỗi tấm ảnh mà người dùng đăng trên Facebook và Instagram sẽ được trí tuệ nhân tạo phân tích và tạo ra caption tự động. Nếu trí tuệ nhân tạo ngày càng hoàn thiện thì đây sẽ trở thành giải pháp hữu hiệu dành cho những người bị khiếm thị. Điều này giúp người dùng tìm được ảnh của chính mình nhanh và dễ dàng hơn.
Alt Text (Văn bản thay thế) đang là yếu tố quan trọng trong thiết kế website nhằm tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm của người dùng. Mục đích của Alt Text chính là để mô tả lại ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh; giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dụng. Và cũng để giúp công cụ tìm kiếm hiểu đúng hơn về hình ảnh.
Mục lục
Trí tuệ nhân tạo mô tả ảnh tự động là cần thiết
Theo Tech Crunch, nhiếp ảnh gia hoặc nhà xuất bản thường bổ sung mô tả cho ảnh chụp theo cách thủ công,. Nhưng người bình thường đăng tải ảnh lên mạng thường bỏ qua bước này. Vì vậy việc phát triển công nghệ Internet tạo mô tả hình ảnh tự động là cần thiết. Để khiến những mạng xã hội như Facebook ngày càng phong phú và mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng.
Facebook tạo ra hệ thống Văn bản thay thế tự động (Automatic Alt Text) lần đầu vào năm 2016. Kể từ đó, nhóm kỹ thuật đã cập nhật nhiều cải tiến; để hệ thống viết ra những dòng mô tả hình ảnh nhanh và chi tiết hơn. Trí tuệ nhân tạo của hệ thống giờ đã nhận diện được 1.200 đồ vật và khái niệm; nhiều hơn 10 lần so với ban đầu. Nếu ngày trước hệ thống chỉ mô tả một bức ảnh là “Hai người đứng cạnh một tòa nhà”; bây giờ nó có thể “đọc” và “nhìn” ảnh chụp để viết câu: “Tấm ảnh selfie của hai người cạnh tháp Eiffel”.
Facebook, Instagram sắp đưa tính năng mô tả hình ảnh vào thử nghiệm
Ví dụ trong tấm hình dưới đây, AI không chỉ đếm được 5 người và những vật dụng có trong ảnh như mũ, trống. Mà còn xác định được các yếu tố thuộc về bố cục ảnh như vị trí của từng người nằm ở tiền cảnh hay hậu cảnh. Mỗi người là nhân tố chính hay phụ trong tổng thể bức ảnh.
Facebook và Instagram sắp đưa tính năng mô tả hình ảnh vào thử nghiệm. Các mô tả được viết đơn giản, ngắn gọn để dễ dàng dịch sang các ngôn ngữ được ứng dụng hỗ trợ. Thế nhưng, tính năng này có thể không được ra mắt cùng thời điểm ở một số quốc gia khác.
Có bao nhiêu loại AI?
Loại 1: Công nghệ AI phản ứng
Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình. Và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.
Một ví dụ điển hình của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue. Đây là một chương trình chơi cờ vua tự động, được tạo ra bởi IBM. Với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất.
Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Đặc điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ AI này thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh. Nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị.
Ví dụ như đối với xe không người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính toán khoảng cách với các xe phía trước. Công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm. Từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe.
Nguồn: thanhnien.vn