Bộ môn khác, Thể thao

Những sự trái ngược trong môn điền kinh của nước ta

Những sự trái ngược trong môn điền kinh của nước ta
Mất:3 phút, 58 giây để đọc.

Bộ môn điền kinh nước ta giữ vị trí thống trị khu vực Đông Nam Á. Bởi đội tuyển nước nhà sở hữu 2 nhà vô địch ASIAD. Nhưng có một sự thật vô cùng trớ trêu cho bộ môn chạy nhanh này. Đó chính là có thể tham dự các mùa giải khu vực với phong độ cực kỳ ổn định và xuất sắc. Nhưng đội tuyển điền kinh Việt Nam của chúng ta lại không đoạt nổi tấm vé chính thức tham dự Olympic Tokyo. Sự kiện thể thao tầm cỡ này được dự kiến diễn ra vào tháng bảy tới đây.

Việt Nam phải trông chờ vào suất đặc cách để tham dự Olympic

Việt Nam phải trông chờ vào suất đặc cách để tham dự Olympic

Ở 2 kỳ SEA Games 2017 và 2019; điền kinh Việt Nam khẳng định vị thế số 1 khu vực với số HCV áp đảo. Ở đấu trường châu lục, điền kinh Việt Nam cũng đang có 2 nhà vô địch ASIAD 2018 là Bùi Thị Thu Thảo (HCV nhảy xa); Quách Thị Lan (HCV 400 m rào). Tuy nhiên đến thời điểm này trong khi các nước trong khu vực Đông Nam Á; chính là Indonesia, Thái Lan, Philippines đều có VĐV điền kinh đoạt vé chính thức tham dự Olympic. Thì Việt Nam phải trông chờ vào suất đặc cách.

Điền kinh Việt Nam phải thay đổi chiến lược ở các năm tiếp theo

Điền kinh Việt Nam phải thay đổi chiến lược ở các năm tiếp theo

Tổng thư ký Liên đoàn Điền kinh Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết; điền kinh Việt Nam có cơ hội lớn tranh chấp suất chính thức tham dự Olympic Tokyo. Ở nội dung tiếp sức hỗn hợp 4×400 m và nội dung 3.000 m vượt chướng ngại vật của Nguyễn Thị Oanh. Tuy nhiên dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều giải đấu quốc tế bị hoãn hoặc diễn ra; nhưng Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau không thể tham dự nên lỡ cơ hội.

Bên cạnh đó, cách tính chuẩn Olympic Tokyo cũng thay đổi so với các kỳ trước. Ưu tiên cho các VĐV thi đấu nhiều giải; tích điểm xếp hạng nên cơ hội cho các VĐV Việt Nam cũng thấp do dự quá ít giải quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng đó là nghịch lý lớn của điền kinh. Khi chỉ nhắm mục tiêu ngắn là SEA Games trong khi bỏ qua việc tham dự các giải quốc tế lớn trong khu vực. Vì thế, điền kinh Việt Nam phải thay đổi chiến lược ở các năm tiếp theo; ưu tiên việc thi đấu quốc tế nhiều để tích điểm.

Quách Thị Lan có khả năng được chọn tham dự nội dung 400 mét ở Olympic Tokyo

Quách Thị Lan có khả năng được chọn tham dự nội dung 400 mét ở Olympic Tokyo

Sau 2 kỳ Olympic 2012, 2016 có vé chính thức; lần này điền kinh Việt Nam phải đi cửa phụ với suất đặc cách nhưng cũng chỉ được 1 vé chứ không phải 2 (1 nam, 1 nữ) như trước. Hiện Quách Thị Lan sáng cửa nhất nhờ thành tích ổn định ở các giải trong nước trong năm 2020, 2021. Nhiều khả năng cô được chọn tham dự nội dung 400 m ở Olympic Tokyo; mục tiêu vẫn chỉ là học hỏi, vượt lên chính mình bởi các đối thủ rất mạnh. Tuy nhiên nhà vô địch nhảy xa ASIAD 2018 Bùi Thị Thu Thảo vừa trở lại tập luyện cũng là ứng viên.

Tự tin đạt hai mục tiêu quan trọng trong năm 2021

Các nhà vô địch SEA Games vẫn đang cho thấy phong độ ổn định; và vượt trội trên đường đua. Ở giải điền kinh VĐQG 2020, Nguyễn Thị Oanh xuất sắc giành tới 4 HCV ở các cự ly trung bình. Trong đó phá sâu kỷ lục quốc gia tồn tại 17 năm ở nội dung 10.000 m nữ. Lê Tú Chinh cũng giành kết quả ấn tượng 11,43 giây ở đường chạy sở trường 100 m (nhanh hơn thành tích HCV của chính cô tại SEA Games 30 với 11,54 giây).

Bên cạnh đó, lứa VĐV kế cận đang cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ. Trần Văn Đảng vượt qua đàn anh Dương Văn Thái để giành HCV ở 2 nội dung 800 m và 1.500 m nam. Rồi Ngần Ngọc Nghĩa xác lập kỷ lục quốc gia mới (10,40 giây) ở cự ly 100 m nam; bên cạnh tấm HCV ở nội dung 200 m nam (20,92 giây); chỉ kém một chút so với thành tích giành HCV ở SEA Games 30 ở 2 nội dung này (10,35 giây ở cự ly 100 m và 20,78 giây cự ly 200 m).

Truy cập vào trang gioitre.info để có thể xem nhiều bài viết hay nữa nhé.

Nguồn: thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *