Bệnh gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric trong máu quá cao dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Nếu lắng đọng ở các khớp (ở sụn khớp, bao khớp) sẽ làm cho khớp bị viêm, đau, về lâu dài dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Bệnh thường gặp ở nam giới từ 40 tuổi trở lên, thường có những đợt cấp và tái phát nhiều lần. Thịt đỏ, hải sản,rượu….là những thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và sưng tấy cho người bị bệnh gout. Hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê những loại thực phẩm người mắc bệnh gout nên tránh. Hãy cùng Gioitre.info theo dõi nhé!
Mục lục
Những thực phẩm người mắc bệnh gout cần tránh
Loại thịt đỏ
Đây là loại thực phẩm giàu protein. Nếu ăn quá nhiều, lượng protein dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo dưới da. Đồng thời sản sinh ra các axit uric. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên bạn nên tránh ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, ngựa, dê.
Nội tạng động vật
Theo Mayo Clinic, các loại nội tạng động vật như gan, thận…, có chứa lượng purin cao. Làm tăng mức độ viêm và nồng độ axit uric trong máu. Những thực phẩm có hàm lượng purin cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
Các loại hải sản
Những loại động vật có vỏ như tôm, sò điệp, trai…, cũng chứa hàm lượng purin cao hơn nhiều thực phẩm khác. Hợp chất này sẽ làm sản sinh ra các tinh thể axit uric, ứ đọng trong mô mềm và khớp. Ngoài ra, người bị bệnh gout cũng cần tránh những loại cá như cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích…
Thức uống như rượu, bia
Bia và rượu chưng cất có thể gây mắc và tái phát bệnh gout vì làm tăng mức độ axit uric trong cơ thể. Chúng cũng khiến người bệnh khó xử lý và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể hiệu quả.
Những loại đồ uống có đường
Theo Webmd, nếu bị bệnh gout, bạn cần tránh đồ uống chứa chất ngọt nhân tạo như soda hoặc nước trái cây. Chất ngọt trong những loại đồ uống này có thể khiến bạn tăng cân, đồng thời, kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy nam giới tiêu thụ nhiều đường fructose sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gout hơn.
Loại rau giàu purin
Một số loại rau chứa hàm lượng purin cao như măng tây, rau bina, súp lơ và nấm. Tuy nhiên, rau chứa lượng purin thấp hơn thịt, cơ thể chuyển hóa; và bài tiết purin từ rau hiệu quả hơn. Bạn có thể thêm những loại rau này vào chế độ ăn uống, miễn là không ăn chúng hàng ngày.
Thức uống cà phê
Đồ uống chứa caffeine là thứ tuyệt đối không được cho người bệnh gout sử dụng. Caffeine là chất lợi tiểu khá mạnh. Nghĩa là nó đẩy nước ra khỏi cơ thể. Điều này không tốt cho người bệnh gout. Khi cơ thể mất nhiều nước, axit uric sẽ tích tụ ở các khớp xương, gây đau dữ dội, khó chịu.
Chế độ ăn cho người bị bệnh Gout
Người bị bệnh Gout nên:
- Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.
- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.
- Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo …) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn; lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.
- Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì….
- Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
- Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà….
- Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm bớt lượng chất béo.
- Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Nguồn: zingnews.vn