Mặc dù Bộ VH-TT&DL đặt ra chỉ tiêu cho các đội tuyển thể thao là giành 20 vé đến Olympic Tokyo. Và phải giành được huy chương, nhưng đến lúc này chúng ta mới chỉ có 5 VĐV giành được suất. Do ảnh hưởng khá lớn của dịch COVID-19, mục tiêu của đoàn thể thao Việt Nam nhiều khả năng sẽ không đạt chỉ tiêu đã đặt ra trước đó. Năm VĐV đã tranh được vé đến với Olympic Tokyo là: Nguyễn Văn Đương (boxing), Lê Thanh Tùng (TDDC), Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội), Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Phi Vũ (bắn cung).
Mục lục
Bắn súng và điền kinh có nguy cơ tụt mất vé tham dự Olympic Tokyo
Chỉ tiêu nói trên được Bộ VH-TT&DL dựa vào việc thể thao VN từng có 23 VĐV vượt qua vòng loại; để có mặt ở Olympic Brazil 2016. Đồng thời đoàn VN đã xuất sắc đoạt 1 HCV và 1 HCB của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Nhưng sau 5 năm mọi việc đã đổi thay. Cúp bắn súng thế giới tại Ấn Độ cuối tháng 3 vừa qua là cơ hội cuối để bắn súng VN hi vọng giành được vé đến Olympic. Nhưng các xạ thủ VN kể cả Hoàng Xuân Vinh đều không vượt qua vòng loại. Như vậy, không có xạ thủ VN nào có mặt tại Olympic 2021.
Cũng như bắn súng; điền kinh cũng chưa có VĐV nào đạt chuẩn (tại Olympic 2016, điền kinh có 2 VĐV đạt chuẩn là Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thành Ngưng). Có thể nói cơ hội có mặt của điền kinh ở Olympic Tokyo lần này là rất ít. Giải điền kinh tiếp sức vô địch thế giới diễn ra tại Ba Lan; từ ngày 29-4 đến 3-5 là giải đấu cuối cùng; nhằm để điền kinh VN hi vọng có thể giành vé đến Olympic Tokyo.
Việc di duyển xuất ngoại để thi đấu gặp khó khăn
Những ngày qua các VĐV tham dự nội dung tiếp sức gồm: Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Huyền, Trần Nhật Hoàng, Trần Đình Sơn, Quách Công Lịch; đã được tiêm vắcxin COVID-19 để có thể lên đường sang Ba Lan. Hiện nội dung tiếp sức hỗn hợp 4x400m nam nữ của VN đang đứng thứ 17 thế giới. Và nếu cải thiện 1 bậc tại Ba Lan, điền kinh có thể có 4 VĐV được góp mặt tại Tokyo.
Nhưng đến lúc này, Tổng cục TDTT chưa thể tìm được đường bay từ VN đến Ba Lan. Việc xin visa vì thế cũng chưa thể được tiến hành; vì không có vé máy bay. Ông Dương Đức Thủy, trưởng bộ môn điền kinh, cho biết nếu không thể đến Ba Lan; điền kinh VN sẽ không có VĐV nào có mặt tại Olympic Tokyo.
Ngày 30-6 là thời điểm các cuộc thi đấu vòng loại Olympic Tokyo sẽ kết thúc. Vì vậy các đội tuyển thể thao VN tham dự các giải vòng loại Olympic; đang tìm mọi cách để đưa VĐV ra nước ngoài thi đấu. Chỉ tính riêng tại Vụ thể thao thành tích cao II; ông Ngô Ích Quân – vụ trưởng – cho biết có 5 đội tuyển sẽ tham dự vòng loại Olympic.
Đội tuyển cử tạ sẽ tham dự vòng loại châu Á tại Uzbekistan
Theo đó, đội tuyển cử tạ sẽ tham dự vòng loại châu Á tại Uzbekistan từ ngày 15 đến 25-4. Đội đua thuyền rowing dự vòng loại Olympic tại Nhật Bản (từ ngày 27-4 đến 8-5). Đội đua thuyền canoeing dự vòng loại tại Thái Lan (từ ngày 3 đến 7-5). Đội cầu lông dự giải cầu lông Singapore mở rộng (từ ngày 30-5 đến 5-6). Do đội tuyển cử tạ nhiều hi vọng có ít nhất 2 vé đến Olympic Tokyo; nên việc tham dự giải đấu tại Uzbekistan phải được tiến hành bằng mọi giá.
Vì vậy, HLV Huỳnh Hữu Chí cùng 4 VĐV Thạch Kim Tuấn, Vương Thị Huyền, Hoàng Thị Duyên, Lưu Văn Thắng; dự kiến sẽ bay từ Hà Nội qua Hàn Quốc rồi đến Uzbekistan. Chặng về, khi từ Uzbekistan trở lại Hàn Quốc; đội tuyển cử tạ sẽ phải cầu cứu Chính phủ để các VĐV được đi trên chuyến bay giải cứu công dân VN từ Hàn Quốc về nước ngày 21-4. Lịch trình di chuyển khó khăn; yêu cầu khắt khe về y tế của các nước… đang đe dọa mục tiêu của thể thao VN tại Olympic Tokyo.
Sẽ gặp nhiều gian nan trong hành trình về nước sau khi kết thúc thi đấu
Việc xin ghép vào các chuyến bay giải cứu công dân từ quốc gia đăng cai giải đấu; hay từ quốc gia khác đang được xem là tối ưu với thể thao Việt Nam lúc này. Bởi rõ ràng, ngành không thể có kinh phí để thuê chuyến bay riêng cho từng đội. Việc chi kinh phí ăn ở với tiêu chuẩn thi đấu quốc tế ở nước ngoài trong thời gian dài; để chờ có chuyến bay giải cứu cũng được cân nhắc kỹ lưỡng.
Như chia sẻ của ông Hoàng Quốc Vinh (Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I, Tổng cục TDTT); thì việc tính toán ngày giờ di chuyển cho các đoàn thi đấu quốc tế; chứ không phải vấn đề chuyên môn, mới là vấn đề khó nhất lúc này với phía nhà quản lý. Thực tế, không phải lúc nào cũng có thể thu xếp ngày giờ về như mong muốn. Nên hoàn toàn có chuyện sau khi thi đấu; đội tuyển sẽ phải chờ vài ngày thậm chí chục ngày mới có chuyến bay về nước.
Việc này diễn ra với đội bắn súng khi dự Cúp thế giới tại Ấn Độ khi ngày 30/3; khoảng chục ngày sau khi kết thúc thi đấu, mới có chuyến bay giải cứu công dân về Việt Nam và đội bắn súng được ghép vào. Trong thời gian ấy, đội tuyển vẫn phải được đáp ứng các yêu cầu ăn ở như khi thi đấu; và kinh phí sẽ đội lên đáng kể.
Hãy truy cập vào gioitre.info để theo dõi hành trình đến với Olympic Tokyo của thể thao Việt Nam nhé.
Nguồn: thethaotuoitre.vn