Dạo gần đây, cụm từ “khí hư”, “huyết trắng” là một cụm từ quen thuộc đối với các chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Ở nhiều vùng, miền, người ta gọi tên khác nhau nhưng về mặt y học mà nói, khí hư hay huyết trắng là chỉ dịch tiết sinh lý của phụ nữ sau tuổi dậy thì. Bệnh huyết trắng là bệnh phụ trắng mà phụ nữ hay mắc phải, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị triệt để bệnh sẽ tái phát nhiều lần gây viêm nhiễm, đặc biệt là vô sinh-hiếm muộn. Vì vậy, việc tìm hiểu sớm về bệnh khí hư và cách điều trị căn bệnh này là rất điều cần thiết.
Mục lục
Bệnh huyết trắng là gì?
Huyết trắng (còn gọi là khí hư) là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ, thể hiện tình trạng nội tiết và sức khỏe của nữ giới. Huyết trắng có công dụng giữ ẩm cho âm đạo, chống lại những vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên có những mầm bệnh tấn công khả năng bảo vệ của huyết trắng và gây ra tình trạng viêm nhiễm được gọi là bệnh huyết trắng.
Có rất nhiều thông tin nói về khí hư nhưng trong tình trạng chung chung, Phòng Khám Hồng Cường sẽ cung cấp thông tin thật chi tiết cho bệnh nhân hiểu rõ:
Khí hư hay còn gọi là huyết trắng là dịch tiết sinh lý của phụ nữ sau tuổi dậy thì làm nhiệm vụ bôi trơn, tạo độ ẩm nhất định cho âm đạo. Khí hư sẽ giúp làm sạch và chống nhiễm trùng.
Khí hư huyết trắng có tính acid nhẹ, độ pH bình thường trong khoảng 3,8 – 4,5. Mỗi người có thể có khí hư khác nhau về màu sắc, kết cấu lỏng đặc hay lượng dịch tiết ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Trong trạng thái bình thường, dịch âm đạo (khí hư) có màu trắng trong như sữa, hơi đặc dính như lòng trắng trứng, nhựa chuối. Lượng dịch tiết ra không nhiều và không chảy ra ngoài.
Theo nhận định của các chuyên gia phụ khoa Phòng Khám Hồng Cường, khí hư được đánh giá là bất thường khi tiết dịch tuôn ra nhiều, chảy ra ngoài âm hộ có màu trắng hoặc vàng, xanh đi kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
Cách nhận biết bị mắc phải bệnh huyết trắng
Huyết trắng như thế nào là bình thường? Huyết trắng bình thường có những dấu hiệu như sau:
- Có cơ quan sinh dục, ống sinh dục bình thường.
- Khí hư có màu trắng trong, trắng đục, ít và không hôi.
- “Vùng kín” không có triệu chứng ngứa, đau khi quan hệ tình dục hoặc không bị kích thích.
- Khí hư thay đổi theo chu kì kinh nguyệt, ra nhiều khi quan hệ tình dục và mang bầu.
Huyết trắng bệnh lý thường có những dấu hiệu điển hình như:
- Khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu. Khí hư có màu sắc bất thường như trắng đục, vàng, xanh hoặc đóng thành váng.
- Hiện tượng ngứa “vùng kín”, đau rát khi giao hợp, tiểu khó, tiểu nhiều, đau bụng dưới.
- Huyết trắng bệnh lý thường xảy ra sau khi quan hệ tình dục, sẩy thai hoặc sau sinh…
Nguyên nhân gây nên bệnh
Tìm hiểu bệnh huyết trắng và cách điều trị hiệu quả cần nắm rõ được những nguyên nhân gây bệnh là gì. Dưới đây, là những tác nhân gây bệnh huyết trắng.
Khí hư do nấm men có triệu chứng ngứa “vùng kín”, số lượng ít, màu trắng đục, không có mùi tanh. Thường gặp ở phụ nữ sau sinh; suy giảm miễn dịch; bệnh rất dễ tái phát.
Khí hư do trùng roi gây nên thường ra với số lượng nhiều; có màu vàng xanh; loãng và mùi tanh; triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Huyết trắng do tạp trùng, có màu vàng loãng, mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi có quan hệ tình dục hoặc do thụt rửa sâu âm đạo.
Bệnh khí hư có nguy hiểm không? Bệnh nếu không được điều trị triệt để có thể lây lan, dễ tái phát nhiều lần gây vô sinh; ung thư cổ tử cung. Có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt hàng ngày; sinh hoạt vợ chồng và hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, bị khí hư khi mang thai nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tới thai nhi; gây viêm nhiễm dẫn tới sinh non.
Nên đi chữa trị sớm tránh tình trạng nguy hiểm
Hiện nay, điều trị bệnh huyết trắng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc đặt âm đạo. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đi khám để được bác sĩ khám; chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh; căn cứ vào đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả.
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh huyết trắng và cách điều trị hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo thêm: Có nên sử dụng viên đặt phụ khoa khi có kinh nguyệt? & Nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Hy vọng bài viết của Trang Giới trẻ sẽ giúp ích cho các bạn
Nguồn: kienthucgioitinh.org