Bệnh gout là một triệu chứng phổ biến ở Việt Nam, với hơn 95% nam giới ở độ tuổi trung niên mắc bệnh. Bệnh có xu hướng phát triển mãn tính và gây ra những cơn đau mãn tính cho người bệnh. Điều trị bệnh gout cần nhiều thời gian và người bệnh cần kết hợp với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa cùng với cam kết thực hiện một lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh. Vậy làm thế nào để “né” bệnh gout hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn 5 cách phòng tránh bệnh gout ngay tại nhà, không cần đi đâu cả.
Mục lục
Bệnh gout
Ai từng bị gout sẽ hiểu cảm giác đau đớn của bệnh, khi là những cơn đau bứt rứt như kiến bò, đau như bị kim châm, khi là cảm giác như có lửa đốt trong từng khớp xương khiến người bệnh mất ăn mất ngủ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh còn làm đời sống tinh thần người mắc “xuống dốc không phanh” mệt mỏi, khó chịu, sinh ra tâm lý cáu gắt. Chưa kể nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, gout dễ chuyển sang mạn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh là hệ quả của việc ăn uống vô tội vạ, sinh hoạt không khoa học. Đối tượng dễ mắc bệnh gout bao gồm:
- Người ăn uống thiếu khoa học
- Nam giới sau tuổi 40
- Nữ giới tuổi mãn kinh
- Người thừa cân, béo phì
- Người có tiền sử gia đình mắc gút hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
Để không phải đối mặt với bệnh lý khó chịu này, hãy tham khảo ngay 5 biện pháp phòng ngừa đơn giản, ít tốn kém, rất dễ thực hiện dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Nguyên nhân chính gây bệnh gout là do cơ thể hấp thụ quá nhiều thực phẩm chứa purine như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, các loại thực phẩm chiên rán, nấm khô,… Bên cạnh đó những yếu tố nguy cơ khiến gout bùng phát còn được liệt kê gồm có:
- Tuổi tác và giới tính (nam giới và người lớn tuổi có khả năng mắc bệnh cao).
- Tăng cân quá mức, người bị thừa cân và béo phì.
- Người đã và đang mắc bệnh huyết áp, tiểu đường.
- Đối tượng có chức năng thận bất thường
- Người có tiền sử mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch.
- Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, viêm khớp dạng thấp.
- Người có thói quen không uống nước khiến cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu.
- Người lạm dụng thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix,.. khiến các tinh thể axit uric sản sinh mạnh gây gout.
Ngoài ra, gout cũng là bệnh có yếu tố di chuyển. Vì vậy nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh này. Bạn nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ để kiểm soát bệnh tốt hơn.
5 cách ngăn ngừa bệnh gout
Không ăn thực phẩm có lượng purin cao
Theo các chuyên gia xương khớp những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Khi đưa vào cơ thể sẽ làm rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu. Dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây ra các cơn đau gout cấp. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu purin như:
- Nội tạng động vật: gan, lòng, cật, tim, tiết…
- Thịt đỏ: thịt bê, thịt bò, thịt chó,…
- Hải sản: tôm, cua, sò…
- Các loại nấm, đậu hạt các loại.
Thay vào đó, hãy tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm không có purin hoặc có hàm lượng purin thấp như: các loại thịt màu trắng, rau xanh, hoa quả…Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích.
Nên uống nhiều nước
Hãy đảm bảo không uống dưới 2 lít nước mỗi ngày, bởi việc này giúp việc đào thải acid uric trơn tru, tránh kết tủa muối urat trong cơ thể. Nước khoáng kiềm là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Trong khi đó, nước ngọt và nước có ga cần đưa vào danh sách hạn chế. Với người đã bị gout, việc vắt thêm quả chanh tươi vào nước uống mỗi ngày sẽ làm giảm axit uric, giúp giảm đau cho người bệnh.
Duy trì cân nặng ổn định
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng acid uric tỉ lệ thuận với chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm. Bởi vậy, những người bị béo phì có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Do vậy, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng acid uric trong máu và “cứu” các khớp khỏi quá tải bởi sức nặng của cơ thể. Tuy nhiên, quá trình giảm cân cần khoa học, không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Đây là thói quen tốt mà mỗi người nên rèn luyện thường xuyên. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể chơi các môn thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe, tập yoga hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng.
Vận động cơ thể sẽ giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt hơn, thận hoạt động hiệu quả hơn để đào thải acid uric ra ngoài. Bên cạnh đó làm dịch khớp tiết ra nhiều hơn để bôi trơn khớp sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả. Bạn cũng cần lưu ý không tập luyện quá sức dẫn đến chấn thương xương khớp.
Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái
Để có một sức khỏe tốt nói chung. Bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc. Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, suy nghĩ nhiều…Vì có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh gout còn liên quan mật thiết với các bệnh như tim mạch, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường… Nên hãy kiểm soát tốt các bệnh lý này để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout.
Hy vọng với những “bí quyết” mà giới trẻ chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh gout. Hãy trang bị cho mình những kiến thức về sức khỏe nói chung và bệnh gout nói riêng để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân nhé!
Nguồn: tambinh.vn