Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất và nó đang ngày càng gia tăng. Ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường ít triệu chứng rõ ràng, nhiều bệnh nhân có thể bị ho khan dai dẳng, đau thắt, tức ngực và tức thở khi gắng sức. Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh đường hô hấp trên như viêm phế quản, viêm phổi nên thường gây tâm lý xen kẽ khiến bệnh khó phát hiện. Tuy nhiên, bản chất của các triệu chứng ở bệnh ung thư phổi là khác nhau. Đó là chúng kéo dài, tiến triển, dai dẳng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường.
Mục lục
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là sự sinh sản và tăng trưởng một cách không kiểm soát của các tế bào bất thường trong phổi. Thường là các tế bào lót ống dẫn khí. Khi các tế bào ung thư gia tăng, chúng gây cản trở đến chức năng của phổi. Các tế bào ung thư này có thể sẽ từ phổi lan dần đến các tuyến hạch quanh khí quản. Sang lá phổi đối diện, đến xương, não, gan và đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư phổi rất khó phát hiện vì không có dấu hiệu nhận biết bên ngoài. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Tính di căn của bệnh diễn ra rất nhanh. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi giới tính, với mọi lứa tuổi, nghĩa là ai cũng có nguy cơ mắc bệnh và cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở cả hai giới. Chính vì vậy, sàng lọc ung thư phổi để phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả chữa bệnh càng cao.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, có hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến tình trạng hút thuốc, những bệnh nhân không hút thuốc cũng có thể liên quan do hút thuốc thụ động. Nguyên nhân khác cũng được đề cập tới như làm việc trong môi trường bụi silic, ô nhiễm môi trường không khí hoặc đột biến gen.
Các cách phòng ngừa ung thư phổi
Tìm hiểu về việc ngăn ngừa ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến ở nam và nữ. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở Singapore. Với 27,1% trường hợp tử vong do ung thư ở nam giới và 16,6% ở nữ giới. Điều quan trọng là phải hiểu rằng có một số yếu tố sức khỏe. Và lối sống có thể thay đổi được có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi.
Không hút thuốc
Trong khi có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau đối với ung thư phổi. Bao gồm tuổi tác, uống rượu, béo phì, tiếp xúc với các chất độc như amiăng và tiền sử bệnh phổi. Hút thuốc lá có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn đáng kể so với những người không hút thuốc. Nguy cơ ung thư phổi tăng lên với mỗi điếu thuốc bạn hút nhưng bằng cách ngừng hút thuốc. Nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn sẽ giảm tới 90%. Khói thuốc cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Điều quan trọng cần lưu ý là tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Hút thuốc lá có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn. Đáng kể khi so sánh với những người không hút thuốc. Người ta ước tính rằng các trường hợp ung thư phổi do hút thuốc lá chiếm 90% tổng số trường hợp ở nam giới và 65% ở nữ giới. Hút thuốc lá thụ động là những người không hút thuốc có nguy cơ hít phải khói thuốc của người khác sẽ tăng lên. Sống với người hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên khoảng 20-30%. Tiếp xúc với amiăng và các chất độc khác – những người đã tiếp xúc với amiăng (thường được sử dụng trong vật liệu xây dựng). Và các chất độc khác như radon (một loại khí phóng xạ được sử dụng trong ngành khai thác mỏ). Có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn.
Có lối sống lành mạnh
Có một số yếu tố lối sống mà bạn có thể kiểm soát để giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi. Chúng bao gồm tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh. Và cân bằng, giảm uống rượu và duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bạn bị ung thư hoặc các bệnh lý khác. Điều quan trọng là bạn phải trao đổi với bác sĩ để đảm bảo bạn tiếp tục các bài tập an toàn và phù hợp. Tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường mức năng lượng. Và cải thiện hệ thống miễn dịch để giúp bạn khỏe mạnh.
Ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu
Khi bạn già đi, nguy cơ phát triển ung thư phổi tăng lên. Với những người từ 40 tuổi trở lên, nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ cao hơn. Đây là lý do tại sao bạn phải thường xuyên đến gặp bác sĩ và yêu cầu chụp phổi hàng năm. Nếu bạn trên 55 tuổi và nếu bạn có nguy cơ bị ung thư phổi.
Mặc dù ung thư phổi giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng điều quan trọng là bạn phải chú ý đến những thay đổi của cơ thể. Các triệu chứng thường là ho dai dẳng và nặng hơn theo thời gian. Có máu trong đờm, khó thở, nhiễm trùng ngực tái phát; đau ngực liên tục, chán ăn và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư phổi; điều quan trọng là phải duy trì việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Với bác sĩ vì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ làm tăng đáng kể cơ hội điều trị thành công. 90% ung thư phổi giai đoạn I có khả năng chữa khỏi.
Hy vọng những thông tin trang giới trẻ vừa chia sẽ sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho mọi người. Đừng quên chia sẻ những kiến thức này với người thân và bạn bè nhé.
Nguồn: vinmec.com