Phương pháp Phòng bệnh, Sức khỏe

Top 6 biện pháp giúp bạn phòng tránh bệnh ung thư da

Top 6 biện pháp giúp bạn phòng tránh bệnh ung thu da
Mất:6 phút, 22 giây để đọc.

Ung thư da là căn bệnh phổ biến hiện nay, và một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là do tiếp xúc với tia cực tím. Có nhiều cách để chẩn đoán ung thư da. Tình trạng của bệnh này được đặc trưng bởi những thay đổi trên da, chẳng hạn như sự xuất hiện của các cục u, đốm hoặc nốt ruồi với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Ung thư da được cho là do tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Tia UV có thể làm tổn thương tế bào da, gây ung thư da. Vậy biện pháp phòng tránh bệnh ung thư da là gì?

Tìm hiểu về bệnh ung thư da

Ung thư da là bệnh mà các tế bào bất thường trên da phát triển một cách không kiểm soát. Có 3 loại ung thư da chính, đó là: ung thư biểu mô tế bào đáy; ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư các tuyến phụ thuộc da. Tùy vào từng loại ung thư da mà bệnh sẽ có những dấu hiệu cảnh báo bệnh cụ thể. Các triệu chứng đó có thể là ngứa và đau trên da. Hoặc có những thay đổi bất thường trên da, các vết loét lâu lành…

Tìm hiểu về bệnh ung thư da

Mặc dù ung thư da là bệnh phổ biến ở người da trắng, thường gặp ở người già. Ở nam giới nhiều hơn nhưng bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư da. Đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hóa chất độc hại. Lạm dụng mỹ phẩm hoặc có chế độ ăn uống không hợp lý cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư da

Những triệu chứng sau đây có thể báo hiệu giúp chẩn đoán sớm ung thư da:

  • Ổ loét lâu liền hoặc loét có rớm máu.
  • Ổ dày sừng có loét, nổi cục, dễ chảy máu.
  • Ổ loét hoặc khối u trên nền sẹo cũ.
  • Nốt đỏ mãn tính có dấu hiệu loét.
  • Nốt ruồi thay đổi kích thước.
  • Khi soi kính lúp có thể quan sát thấy các mạch máu tân tạo.

Top 6 cách để ngăn ngừa ung thư da

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa

Vào buổi trưa, ánh nắng mặt trời gay gắt nhất. Vì vậy bạn nên tránh ra ngoài vào lúc này (từ 11 giờ đến 15 giờ). Thậm chí cả khi trời nhiều mây. Nắng buổi trưa có rất nhiều tia bức xạ UV, những đám mây thường không thể chặn được các tia này. Những tia nắng mặt trời mạnh sẽ làm da bạn bị bỏng, cháy nắng. Những tổn thương này qua một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng xuất hiện ung thư da.

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên

Kem chống nắng không chắn tất cả các bức xạ tia cực tím có hại. Đặc biệt là các bức xạ có thể dẫn đến u ác tính. Nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các tổn thương đến da. Sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 15. Hãy bôi kem chống nắng lên khắp cơ thể bạn 30 phút trước khi ra ngoài trời nắng. Giúp giảm nguy cơ và ngăn ngừa ung thư da đáng kể.

Chỉ số SPF của kem chống nắng là tỷ lệ giữa thời gian bị bỏng khi không dùng kem và khi có dùng. Nếu sử dụng đúng cách, kem chống nắng có SPF 15. Sẽ giúp da có thể chịu đựng được dưới trời nắng một khoảng thời gian gấp 15 lần so với khi không dùng kem. Kem chống nắng có SPF 15 có hiệu quả lọc ra khoảng 93% các tia UVB chiếu đến da bạn. Còn đối với SPF 30 thì con số này là 97% và SPF 50 là 98%.

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên

Những loại SPF cao hơn 15 chỉ nên dùng ở những người dễ bị cháy nắng. Những người nhạy cảm với ánh sáng như người bị bệnh lupus. những người dùng thuốc làm tăng nhạy cảm với ánh sáng. Và những người thường xuyên chơi những môn thể thao ngoài trời. Bạn hãy thoa nhiều kem, và thoa lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi hoặc đổ mồ hôi. Hãy thoa kem ở mọi nơi trên cơ thể bạn có thể tiếp xúc với ánh nắng, bao gồm cả môi, tai, lưng bàn tay và cổ.

Nên dùng các vật dụng bảo vệ 

Kem chống nắng không bảo vệ da bạn hoàn toàn khỏi tia UV. Vì vậy, bạn nên tăng cường bảo vệ bằng cách mặc quần áo che phủ cả cánh tay và chân, sử dụng mũ rộng vành rộng hơn 6cm để che khuôn mặt bạn khỏi ánh nắng mặt trời.

Bạn nhớ đừng quên đeo kính râm, bạn chọn những loại kính có thể chặn cả hai loại bức xạ là tia UVA và UVB. Kính râm có thể chặn 99−100% tia cực tím từ mặt trời, nó có thể bảo vệ cả 2 mắt và vùng da xung quanh mắt, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể hoặc u hắc tố ở mi mắt.

Không nên sử dụng giường tắm nắng nhân tạo

Đèn sử dụng trong những giường tắm nắng nhân tạo có thể phát ra tia UV làm tăng nguy cơ ung thư da.

Tránh sử dụng thuốc làm da nhạy cảm với ánh nắng

Tránh sử dụng thuốc làm da nhạy cảm với ánh nắng

Một số loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, có thể làm cho làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về các tác dụng phụ của bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng. Nếu chúng làm tăng độ nhạy cảm da của bạn khi ra ngoài ánh nắng mặt trời, bạn hãy đổi thuốc hoặc cố gắng tránh ra ngoài trong quá trình dùng thuốc.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng của da

Kiểm tra da của bạn thường xuyên để xem có những bất thường gì mới không như nốt ruồi, tàn nhang và vết bớt, giúp phát hiện hoặc ngăn ngừa ung thư da. Bạn có thể tự kiểm tra theo hướng dẫn dưới đây.

  • Đứng trước một tấm gương dài, kiểm tra làn da của bạn. Bắt đầu từ đầu và mặt, bạn nên sử dụng máy sấy thổi bay tóc để kiểm tra da đầu dễ dàng hơn
  • Kiểm tra bàn tay, bao gồm cả móng tay
  • Kiểm tra khuỷu tay, cánh tay, nách, thân mình
  • Quay lưng về phía gương, sau đó dùng thêm một gương nhỏ cầm tay để quan sát phần lưng và gáy
  • Ngồi xuống, kiểm tra chân và bàn chân, bao gồm cả lòng bàn chân, gót chân, ngón chân và móng chân. Bạn có thể sử dụng gương nhỏ cầm tay để kiểm tra bộ phận sinh dục.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng của da

Nếu có bất cứ điều gì bất thường, bạn nên báo cho bác sĩ biết ở lần khám gần nhất. Với các thói quen đơn giản trên, bạn có thể tối ưu hóa việc ngăn ngừa ung thư da, đồng thời giữ cho làn da khỏe đẹp, rạng ngời. Các bài viết của  trang giới trẻ chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trang giới trẻ cám ơn bạn đã đọc.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *