Kinh tế, Kinh tế - thị trường

Rau xanh đồng loạt tăng giá vào những ngày bắt đầu mưa

Rau xanh đồng loạt tăng giá vào những ngày bắt đầu mưa
Mất:4 phút, 52 giây để đọc.

Do nguồn cung khan hiếm khi các tỉnh miền Nam đang bước vào mùa mưa khiến cho thị trường rau xanh tăng mạnh từ 5.000-15.000 đồng một kg. Theo ghi nhận của một số báo cáo, tại các chợ tai Thành phố Hồ Chí Minh như: Tân Định, Xóm Mới, Bà Chiểu, Phú Nhuận…giá rau đồng loạt tăng giá, mức tăng các loại rau tăng phổ biến là 40%-70%, có loại tăng 100%, thậm chí là hơn 200%. Xà lách từ 30.000 đồng lên 45.000 đồng một kg, cải xanh tăng thêm 5.000 đồng lên 25.000 đồng một kg. Cải thảo, rau dền, bắp cải tăng 2000 đồng/kg….

Các tỉnh phía Nam đang vào mùa mưa

Các tỉnh miền Nam đang vào mùa mưa khiến nhiều loại rau khó trồng, đứt lứa. Qua đó đẩy giá bán ra tăng mạnh 5.000-15.000 đồng một kg, tùy loại. Ghi nhận tại các chợ như Bà Chiểu, Phú Nhuận, Tân Định, Xóm Mới… ở TP HCM, giá rau bán lẻ tăng vọt trong gần một tuần qua. Trong đó, cải xanh tăng thêm 5.000 đồng lên 25.000 đồng một kg, xà lách từ 30.000 đồng lên 45.000 đồng một kg. Bắp cải, rau dền, cải thảo tăng 2.000 đồng một kg. Các loại củ như cà rốt, khoai tây tăng thêm 5.000 đồng lên 35.000 đồng một kg.

Các tỉnh phía Nam đang vào mùa mưa

Bà Lụa – chủ tiệm bún bò tại quận Gò Vấp cho biết, tuần trước bà mua xà lách chỉ 20.000-30.000 đồng một kg. Hiện nay lên 40.000-45.000 đồng một kg (tùy loại). Rau muống trước chỉ 12.000 đồng một kg nay cũng tăng lên 17.000 đồng.

“Xà lách lá mỏng thường có giá rẻ hơn các loại khác nên trước giờ rất hút khách. Hôm nào đi trễ là hết sạch vì các quán ăn lấy số lượng nhiều. Nay loại rau này tăng thêm 5.000 đồng lên 30.000 đồng một kg và đôi khi đi sớm cũng không còn để mua”, bà Lụa bộc bạch.

Tiền Giang – một trong những vùng cung cấp rau lớn cho TP HCM cũng đang ghi nhận nguồn cung rau sụt giảm. Hợp tác xã Long Hòa, thị xã Gò Công cho biết, sản lượng rau sản xuất ra đang giảm khoảng 20%.

Nguyên nhân rau củ tăng giá

Lý giải giá rau, củ tăng mạnh, nhiều chủ sạp tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp) cho hay, lượng rau từ các chợ đầu mối về giảm, giá cao khiến giá bán lẻ tăng mạnh. Mặt khác, mùa mưa đến, nhiều loại rau không chỉ đứt lứa. Lứa cũ thu hoạch hết trong khi chưa trồng lứa mới. Đồng thời, còn khó trồng nên nguồn cung giảm.

Theo báo cáo của chợ đầu mối Thủ Đức, lượng rau về chợ liên tục giảm trong tuần qua. Lượng hàng về chợ tối 6/5 giảm 3,2% so với ngày trước. Trong đó, lượng rau từ các vựa Long An và Tiền Giang giảm mạnh nhất. Giảm đến 14,6%, các nơi khác giảm 4,6%. Quản lý chợ này cho rằng, nguyên nhân là vừa qua mưa nhiều và trùng vào thời điểm hết lứa của một số loại rau.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang cũng cho thấy, một số loại rau đang tăng giá 1.000-12.000 đồng một kg. Trong đó, nấm rơm, khổ qua, xà lách và đậu bắp tăng mạnh nhất. Riêng xà lách chỉ trong ngày 7/5 đã tăng thêm 12.000 đồng lên 35.000 đồng một kg. Tăng 52% so với ngày trước đó.

Nguyên nhân rau củ tăng giá

Đơn vị này cho rằng thời tiết bất lợi cho việc trồng rau xanh, quả ngoài trời. Mưa bắt đầu xuất hiện nhiều khiến các loại rau bị úng, hỏng nên sản lượng thấp. Đối với những loại rau chuẩn bị cho vụ mới thì thu hẹp diện tích vì dịch bùng phát mạnh. Bên cạnh đó, nhiều hộ sợ ế hàng nên chưa dám trồng lứa mới.

Tiêu thụ rau chậm hẳn

Không riêng mặt hàng rau xanh, nhiều loại rau củ quả khác cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Chị Trần Thanh Ngân, Công ty TNHH TMDV Văn Phong Phú (thương hiệu rau Hạnh Phúc), có kinh nghiệm thương trường hơn 5 năm nay; đúc kết chưa năm nào thị trường diễn biến lạ lùng như năm nay. “Không như các năm, đã qua tháng 2 âm lịch nhưng chợ đầu mối, chợ lẻ, siêu thị… chỗ nào cũng ế. Siêu thị vắng khách đã đành, đến chợ đầu mối ngay giờ cao điểm cũng ít người mua thì rất khó giải thích” – chị Ngân nói. Từ sau Tết đến nay, chị liên tục khảo sát thị trường để tìm cách đưa hàng ra. Nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Tiêu thụ rau chậm hẳn

Trước tình trạng dội chợ kéo dài, nhiều DN, nhà vườn đã chủ động giảm sản lượng. Ông Bùi Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thái Thịnh, phản ánh thị trường nông sản đang ế ẩm kéo dài. “Công ty tôi đã giảm đến 2/3 sản lượng so với năm 2019. Vì tiêu thụ tại kênh chính là các hệ thống siêu thị ở TP HCM đang quá yếu. Bên cạnh đó, các hệ thống cạnh tranh nhau khốc liệt nên ép giá nhà cung cấp. Ngoài ra, một số nhà cung cấp đang “đạp” giá để giành thị phần. Điều này khiến DN càng khó sống hơn” – ông Kiên chia sẻ.

Xem thêm nhiều bài viết khác tại Giới trẻ để nắm thêm nhiều thông tin thị trường hơn nhé!

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *