Phương pháp Phòng bệnh, Sức khỏe

Ngăn ngừa bệnh ung thư vú bằng những biện pháp nào?

Ngăn ngừa bệnh ung thư vú bằng những biện pháp nào?
Mất:3 phút, 29 giây để đọc.

Bệnh ung thư vú là ung thư hình thành trong các tế bào của vú. Căn bệnh này có thể gặp ở cả nam lẫn nữ. Ở dạng tế bào ung thư, ung thư vú là do các mô bất thường gây ra và nó sẽ phát triển không kiểm soát được. Các tế bào này có thể di chuyển đến mọi nơi trong cơ thể, nơi chúng rất khó bị phát hiện. Trong giai đoạn này, ung thư đã di căn ung thư vú có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Tuy nhiên, đây vẫn là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Hãy cùng tham khảo bài viết để biết thêm các ngăn ngừa bệnh.

Tại sao phải tầm soát ung thư vú?

Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ với 1,7 triệu người mắc và nửa triệu người chết hàng năm. Ở các nước phát triển, cứ 8 người thì có 1 người mắc ung thư vú. Ở châu Âu, cứ 2 phút lại có thêm 1 người mắc ung thư vú và cứ 6 phút lại có 1 người chết vì ung thư vú

Tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Âu và Mỹ, thấp nhất ở Châu Phi và Châu Á nhưng hiện nay tỷ lệ mắc ở các nước phát triển tăng rất nhanh. 40-90% bệnh nhân ở các nước đang phát triển, ít tầm soát nên khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời là quan trọng nhất.

Tại sao phải tầm soát ung thư vú?

Các thay đổi của vú cần lưu tâm:

  • Sờ thấy khối u ở vú
  • Thay đổi hình dạng và kích thước vú
  • Lõm da, co kéo da hoặc dầy da tuyến vú
  • Tụt núm vú
  • Tấy đỏ đầu núm vú
  • Chảy dịch bất thường đầu núm vú
  • Đau hoặc cảm thấy khó chịu dai dẳng ở tuyến vú
  • Sưng hoặc có khối vùng nách

Nên đến gặp bác sỹ khi có các triệu chứng này. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là những triệu chứng này có thể gặp cả trong các bệnh khác.

Làm sao để biết bạn mắc bệnh ung thư vú?

Ban đầu, ung thư vú không có triệu chứng. Thông thường, triệu chứng đầu tiên là xuất hiện một khối u hoặc khối u trở nên dày hơn và có cảm giác khác biệt so với những tế bào vú xung quanh. Ở giai đoạn đầu, khối u có thể di chuyển tự do dưới da khi bị đẩy bằng ngón tay. Ở giai đoạn tiếp theo, khối u có thể bám chặt vào vùng ngực hoặc da vùng ngực.

Làm sao để biết bạn mắc bệnh ung thư vú?

Bạn có thể biết được liệu mình có mắc ung thư vú hay không, bằng cách đứng trước gương và đưa hai tay lên trời, thẳng qua đầu. Nếu bạn mắc ung thư vú, một bên vú sẽ có nếp nhăn hoặc trông khác hẳn so với bên còn lại. Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cách phòng ngừa ung thư vú

Để phòng ngừa ung thư vú, bạn cần hỏi bác sĩ về cách tầm soát ung thư vú. Những phương pháp được dùng để tầm soát chẩn đoán ung thư vú bao gồm:

  • Khám vú
  • Chụp nhũ ảnh
  • Siêu âm ngực
  • Lấy mẫu tế bào ở ngực để xét nghiệm;
  • Chụp MRI.

Cách phòng ngừa ung thư vú

Ngoài ra, bạn cần:

  • Uống các thức uống có cồn điều độ;
  • Không hút thuốc
  • Cho con bú
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh
  • Hạn chế sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh.

Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh, các phương pháp giảm nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Dùng thuốc phòng ngừa.
  • Phẫu thuật phòng ngừa.

Các bài viết của giới trẻ chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *