Khi Hoa Kỳ bước vào một trong những tuần bận rộn nhất của mùa báo cáo tài chính. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đều đạt mức cao mới vào ngày hôm qua. Chỉ số S&P 500 tăng 0,2% khi đóng cửa giao dịch ngày 26/4 lên mức cao mới 4.187 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,9% lên 14.138 điểm. Mức cao mới kể từ ngày 12/2. Tuy nhiên, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,2% xuống 33,981 điểm. Điều này bị kéo xuống bởi giá cổ phiếu của Procter & Gamble (P&G), Walmart và Coca Cola. Nhìn chung, tất cả đều mang lại những dấu hiệu tốt và đánh dấu một kỷ lục mới trong lịch sử chứng khoán nước Mỹ.
Phân tích tình hình tài chính nước Mỹ
Hàng tiêu dùng thiết yếu cũng là nhóm giảm mạnh nhất hôm qua, với hơn 1%. Nguyên nhân là giá hàng hóa tăng cao, gây lo ngại lạm phát. Giá ngô trong các hợp đồng tương lai đã lên cao nhất hơn 7 năm. Giá đồng cũng lên cao nhất gần một thập kỷ. Những hàng hóa này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu.
Phân tích của Bank of America cho thấy số lần “lạm phát” được đề cập đến trong các báo cáo tài chính mùa này nhiều gấp 3 năm ngoái. Khi kinh tế toàn cầu dần mở cửa, các công ty như Boeing, Ford và Caterpillar được dự báo chịu sức ép giá lớn khi chi phí nguyên vật liệu và vận tải tăng.
Cổ phiếu Tesla hôm qua tăng hơn 1% trước thời điểm công bố báo cáo tài chính quý I. Tuần này, nhiều đại gia công nghệ khác cũng sẽ báo cáo, như Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet. Đến nay, trong nhóm công ty đã công bố, 84% có hệ số P/E tích cực và 77% đạt doanh thu vượt dự báo. Dù vậy, nhà đầu tư không quá hào hứng với những thông tin này, do định giá của các doanh nghiệp vốn đang ở mức rất cao.
Tuần này, nhà đầu tư cũng sẽ tập trung vào cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), diễn ra trong hôm nay và ngày mai. Fed được dự báo tiếp tục bảo vệ chính sách nới lỏng tiền tệ và trấn an các thị trường rằng giá cả tăng lên chỉ là tạm thời.
Kỷ lục mới của chứng khoán Mỹ
Khép phiên giao dịch tại thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ); chỉ số tổng hợp S&P 500 và Dow Jones đều ghi nhận mốc kỷ lục. Với S&P 500 tăng 0,3% lên 3.974,12 điểm, chỉ số công nghiệp Dow Jones cũng tăng 0,6% lên 33.015,37 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,4% lên 13.525,20 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE tại thị trường London (Anh) lúc đóng cửa giảm 0,6% xuống 6.762,67 điểm. Chỉ số DAX 30 tại thị trường Frankfurt (Đức) tăng 0,3% lên 14.596,61 điểm. Chỉ số CAC 40 tại thị trường Paris (Pháp) đi ngang 6.054,82 điểm. Chỉ số EURO STOXX 50 cũng ổn định ở mức 3.849,74 điểm. Các nhà đầu tư cho biết vẫn còn những lo ngại; trong bối cảnh một số nước trong khối đã quyết định ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca. Do lo ngại phản ứng phụ gây ra hiện tượng đông máu.
Cũng trong phiên giao dịch cùng ngày, giá vàng thế giới tăng hơn 1%. Sau khi FED tái khẳng định quan điểm về chính sách tiền tệ nới lỏng, nhân tố làm suy yếu đồng USD.
FED dự kiến kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay; mức cao nhất kể từ năm 1984 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,5% vào cuối năm. Nhà phân tích Edward Moya tại OANDA nhận định; FED cần xem xét kết quả về tăng trưởng kinh tế, lạm phát và việc làm trước khi chuyển sang tăng lãi suất.
Nguồn: vnexpress.net