Khối cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đạt lợi nhuận 1.402 tỷ đồng, tăng gần 10% so với kế hoạch. Trong khi ngành vận tải biển lỗ nặng. Ngày 22/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Công ty Hàng hải Việt Nam đã đánh giá lại tình hình kinh doanh năm 2020 và thông qua mục tiêu kinh doanh năm nay. Do đó, năm 2020 là năm đầu tiên VIMC chuyển đổi thành công ty cổ phần, hoàn tất quá trình trở thành công ty niêm yết với hơn 1,2 tỷ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hãy cùng tìm hiểu xem điều gì đã giúp cho công ty này có sự thay đổi ngoạn mục như vậy nhé.
Mục lục
Công ty hàng hải Việt Nam có thua lỗ do dịch Covid-19
Công ty Hàng hải Việt Nam khan hiếm nguồn hàng vận chuyển
Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nặng đến ngành hàng hải. Các doanh nghiệp vận tải biển và dịch vụ logistics đối mặt với khan hiếm nguồn hàng vận chuyển, tình hình cạnh tranh gay gắt, giá cước vận tải biển ở mức thấp.
Năm ngoái, khối vận tải biển của VIMC bị lỗ 684 tỷ đồng. Tuy nhiên khối cảng biển và dịch vụ hàng hải vẫn mang lại lợi nhuận chính. Tổng sản lượng của khối cảng biển đạt 110,6 triệu tấn. Lợi nhuận trước thuế là 1.402 tỷ đồng, tăng 9,8% so với kế hoạch. Các đơn vị cảng biển đã quyết liệt ứng dụng công nghệ thông tin; và chuyển đổi số trong quản trị. Hướng đến xây dựng hệ thống cảng thông minh, hiện đại, tiết giảm chi phí.
“Dù khối vận tải biển thua lỗ nhưng việc duy trì hoạt động đều đặn của toàn bộ đội tàu và đội ngũ thuyền viên là một thành công trong bối cảnh đại dịch”, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC chia sẻ.
Tình trạng kẹt biên
Vấn đề khác được lãnh đạo VIMC lo ngại là tình trạng thuyền viên đang bị kẹt ở nước ngoài do dịch Covid gây ra nhiều hệ lụy nặng nề. Việc thay thuyền viên vẫn không thực hiện được, chưa có giải pháp đối với vấn đề này.
Năm 2021, cảng biển và dịch vụ vận tải sẽ vẫn là những trụ đỡ quan trọng của Tổng công ty. Trước khi thị trường vận tải biển quốc tế có những tín hiệu phục hồi rõ nét hơn. Theo đó, VIMC đặt mục tiêu sản lượng hàng thông qua các cảng là 113 triệu tấn; vận tải biển đạt hơn 18,7 triệu tấn. Doanh thu hợp nhất 10.800 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất là 944 tỷ đồng.
Các dự án vẫn đang được tiếp tục
Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, trong năm 2021; VIMC sẽ triển khai thực hiện một loạt các dự án cảng biển lớn. Như dự án Bến số 4, 5 cảng cửa ngõ Lạch Huyện; nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn, các dự án đầu tư của Cảng Tiên Sa giai đoạn 2; và nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu.
Bên cạnh đó, VICM cũng sẽ đẩy mạnh việc tái cơ cấu đội tàu; theo hướng phát triển đội tàu vận tải container tải trọng lớn, hiện đại; cùng các container đồng bộ. Thanh lý 11 tàu biển cũ và triển khai đầu tư hệ thống công nghệ thông tin. Kết nối toàn bộ các doanh nghiệp thành viên; nhằm chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh doanh.
VIMC hiện có tổng tài sản 24.482 tỷ đồng; nắm giữ cổ phần chi phối tại 19 công ty con. Ngoài ra, sở hữu cổ phần chi phối tại 16 doanh nghiệp cảng biển; quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm gần 25% cầu bến quốc gia); khả năng thông qua hơn 150 triệu tấn hàng hóa (chiếm hơn 20% cả nước). Trong số đó có các cảng trọng điểm như Cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn; và cụm cảng container hiện đại tại khu vực Cái Mép – Thị Vải.
Tổng công ty hàng hải tiếp tục thoái vốn
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, lãnh đạo Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN) cho biết căn cứ tình hình thị trường, đơn vị sẽ thực hiện thoái vốn tại 12 doanh nghiệp cho đến thời điểm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022.
Trong đó, tổng công ty sẽ thoái hết vốn tại Vitranschart (UPCoM: VST), Petec (UPCoM: PEG), Sesco (UPCoM: SSG), Hàng hải Hải Phòng, Hàng hải Đông Đô (UPCoM: DDM), Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (UPCoM: NOS), Hàng hải Sài Gòn (UPCoM: SHC).
Các đơn vị mà VIMC thoái một phần vốn là Vosco (HoSE: VOS), Vinaship (UPCoM: VNA), Đầu tư cảng Cái Lân (UPCoM: CPI), Transvina.
Đây đều là những đơn vị nằm trong danh mục thoái vốn đã được ĐHĐCĐ lần đầu thông qua mà chưa hoàn thành trong năm 2020. Nguyên nhân là do VIMC chưa hoàn thành hồ sơ về thẩm quyền phê duyệt tại Vosco, Vinaship; chưa xử lý xong nghĩa vụ bảo lãnh và vướng mắc phát sinh tại Vitranschart, DongDo Marine, OSTC, Vinalines Nha Trang. Với các khoản đầu tư khác là do doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên không hấp dẫn nhà đầu tư, cổ phiếu thấp hơn trái trị sổ sách của VIMC.
Nguồn: vnexpress.net