Trong quý 1/2021, thị trường xuất khẩu gạo của nước ta biến động không mấy tích cực. Theo các báo cáo, con số chỉ giá trị xuất khẩu bị sụt giảm khá nhiều. Tuy nhiên, trong tháng 4 , thị trường gạo đã có sự tiến triển. Các chỉ số xuất khẩu gạo đã có dấu hiệu tăng trở lại. Cụ thể, khối lượng ước tính đạt 700 nghìn tấn. Mức tăng nay có thể được xem là cao nhất trong khoảng 1 năm trở lại đây. Chính vì vậy mà hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang tăng tốc tận dụng thời cơ này để đẩy mạnh phát triển và tăng doanh thu.
Mục lục
Xuất khẩu gạo tăng tốc trở lại trong tháng 4
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng tốc trở lại với khối lượng ước đạt 700 nghìn tấn. Trị giá 362 triệu USD, tăng mạnh 29,9% về lượng và tăng 24,5% về trị giá so với tháng 3/2021. Đồng thời tăng 31,7% về lượng và tăng 36,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo liên tục đàm phán để đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu gạo bên cạnh những thị trường truyền thống. Các doanh nghiệp tận dụng cơ hội thuế suất ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để đưa gạo Việt Nam vào thị trường khó tính Châu Âu.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra khá sôi động trong tháng 4/2021. Sau khi nguồn cung từ vụ Đông Xuân được đưa vào thị trường. Đồng thời nhu cầu từ Philippines, Ghana và Bangladesh… tăng trở lại.
Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của nước ta vẫn giảm 10,8% về lượng. Đồng thời tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Ước đạt 1,89 triệu tấn, trị giá 1,01 tỷ USD.
Tình trạng thiếu hụt container rỗng và giá cước vận chuyển tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021. Ngoài ra, xuất khẩu gạo cũng gặp không ít khó khăn khi Ấn Độ tăng cường bán ra mức giá cạnh tranh.
Cải tiến, nâng cao chất lượng gạo để tăng cường xuất khẩu
Khối lượng xuất khẩu giảm, nhưng bù lại giá gạo đã tăng khá mạnh trong những tháng đầu năm nay. Tính bình quân trong 4 tháng đầu năm 2021. Giá gạo đã tăng hơn 13,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 534 USD/tấn. Cùng với sự gia tăng về giá, xuất khẩu các mặt hàng gạo thơm có giá trị cao như ST24 và ST25 cũng đạt mức tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Theo các nguồn tin thu thập được, đã có khoảng 12 nghìn tấn gạo ST24 và 2,3 nghìn tấn gạo ST25 xuất khẩu trong trong 4 tháng đầu năm 2021, vượt xa con số 7 nghìn tấn gạo ST24 và 1,3 nghìn tấn gạo ST25 xuất khẩu trong cả năm 2020. Hiện nay, gạo ST24 phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Gạo ST25 xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ. Những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã dần chuyển dịch; nâng cao tỷ lệ sản xuất các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao.
Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng; truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường xuất khẩu như EU, Hàn Quốc, Mỹ… Đây là một trong các yếu tố đã giúp nâng cao sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục cải thiện nhờ nguồn cung dồi dào sau vụ Đông Xuân. Mặt khác, giá gạo giảm từ đầu tháng 4/2021 đến nay. Điều này cũng làm tăng nhu cầu mua vào của khách hàng quốc tế.
Giá gạo châu Á đồng loạt giảm
Trong tháng 4/2021, giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ được điều chỉnh giảm. Do tỷ giá đồng Baht và Rupee giảm so với đồng USD. Cụ thể, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tại thời điểm cuối tháng 4/2021 dao động ở mức 374 – 379 USD/tấn. Giảm 24 USD/tấn so với cuối tháng 3/2021 và giảm 4 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020. Với mức giá cạnh tranh so với các nhà cung cấp khác. Gạo của Ấn Độ trong thời gian qua khá tốt.
Theo dữ liệu sơ bộ của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (AIREA), các lô hàng gạo non-basmati xuất khẩu của nước này có thể chạm mức 13 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021. Tăng 129% so với năm tài khóa 2019-2020. Đồng thời, xuất khẩu gạo basmati ước tính tăng khoảng 14%.
Tính đến cuối tháng 4/2021, giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan giảm 18 USD/tấn so với cuối tháng 3/2021. Giảm tới 57 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 467 – 500 USD/tấn.
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo của nước này trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,13 triệu tấn, trị giá 21,8 triệu baht (tương ứng 732,9 triệu USD), giảm 22,98% về lượng và giảm 23,56% về trị giá so với 1,5 triệu tấn, trị giá 28,5 triệu baht (939,0 triệu USD) của cùng kỳ năm 2020.
Giá gạo trong nước giảm theo giá thế giới
Trước sự điều chỉnh của thị trường, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cũng giảm 30 USD/tấn so với cuối tháng 3/2021, xuống còn 485 – 490 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Mặc dù giảm nhưng giá gạo chào bán của Việt Nam vẫn đang cao hơn 40 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020.
Tính đến ngày 29/4/2021, tại An Giang, giá lúa OM 5451 giảm 300 đồng/kg so với cuối tháng 3/2021, xuống còn 6.300 – 6.500 đồng/kg; giá lúa OM 9577, OM 9582 giảm 500 đồng/kg, xuống còn 6.150 đồng/kg; OM 6976 cũng giảm 600 đồng/kg, dao động 6.000 – 6.150 đồng/kg.
Giá lúa IR 50404 cũng giảm xuống còn 5.900 – 6.000 đồng/kg. Đài thơm 8 đạt 6.300 – 6.400 đồng/kg. OM 18 giá 6.000 đồng/kg; lúa Nhật 7.500 – 7.600 đồng/kg. Giá nếp vỏ tươi 5.000 – 5.100 đồng/kg; nếp Long An 5.100 – 5.500 đồng/kg.
Giá gạo IR 504 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm 500 – 800 đồng/kg. So với cuối tháng 3/2021, đạt 9.000 đồng/kg đối với giá gạo nguyên liệu IR 504. Đối với gạo IR 504 là 10.500 đồng/kg. Tuy đã giảm nhưng giá lúa các loại trên thị trường vẫn còn khá cao.
Dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và một số tổ chức quốc tế; nhu cầu gạo của thế giới trong năm 2021 sẽ tiếp tục tăng, cầu có thể vượt cung. Trên cơ sở đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra dự báo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc. Tín hiệu cụ thể là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Đặc biệt như: Philippines, các nước Đông Nam Á, châu Phi tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam.
Thị trường gạo khu vực châu Á cũng sôi động trở lại. Khi hàng loạt khách hàng rất tiềm năng như Trung Quốc và Bangladesh đang tích cực mua vào. Nhiều nước khác có nhu cầu lớn về gạo thơm, gạo nếp. Đây là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) thông tin: Bên cạnh các diễn biến thị trường tích cực kể trên, gạo Việt còn có thêm cơ hội xuất khẩu vào một số thị trường có ký kết FTA.
Để nắm rõ hơn về tình hình thị trường xuất khẩu hiện nay, hãy truy cập Giới trẻ để xem thêm nhiều tin khác nhé!
Nguồn: vietnambiz