Số liệu thống kê xuất siêu nông sản của Việt Nam những tháng đầu năm 2021 xuất siêu khoảng 2,2 tỷ USD. Con số này đã giảm 41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt được 32,07 tỷ USD. Trong đó, giá trị nhập khẩu đạt 15 tỷ USD, tăng 49%. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng 24,2 %. Trong số đó, nông sản xuất khẩu là con số kém khả thi nhất. Dấu hiệu giảm mạnh trong xuất siêu nông sản, đang là mối lo cho xuất khẩu Việt, cũng như các thành phần trong chuỗi cung ứng mặt hàng này.
Xuất siêu hơn 2 tỷ USD
4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 32 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng 15 tỷ USD, tăng 49%. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 4, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,5 tỷ USD. Tăng 29,1% so với tháng 4/2020, giảm 13,3% so với tháng 3/2021.
Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,5 tỷ USD; lâm sản chính ước đạt 1,3 tỷ USD, thủy sản đạt 650 triệu USD và chăn nuôi đạt 36 triệu USD,… Tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 17 tỷ USD. Tăng 24,2% so với 4 tháng/2020.
4 thị trường xuất khẩu chính của nông lâm thuỷ sản Việt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn quốc. Theo đó, Mỹ là khách hàng lớn nhất, chiếm tới 25,1% thị phần. Tăng 58,0% so với năm 2020. Đứng thứ 2 là thị trường Trung với 23,3% thị phần, tăng 35,8%.
Nhập khẩu nông sản đạt 5 tỷ USD
Ở chiều ngược lại, 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5 tỷ USD, tăng 121,9%. Nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 1,38 tỷ USD, tăng 36,9%. Nhóm hàng thủy sản ước khoảng 679 triệu USD, tăng 22%. Nhóm lâm sản chính khoảng 997,4 triệu USD, tăng 33,7%. Nhóm đầu vào sản xuất khoảng 2,31 tỷ USD, tăng 40%.
Về thị trường XK, ước giá trị XK nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 46,9% thị phần, châu Mỹ: 27,6%, châu Âu: 10,0%, châu Đại Dương: 1,4% và châu Phi: 1,4%. Trong đó, 4 thị trường XK chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm thị phần lần lượt là 25,1% (giá trị tăng 58,0% so với năm 2020), 23,3% (+35,8%), 6,8% (+4,5%) và 4,9% (+11,2%).
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại
Để đẩy mạnh XK trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, cung cấp thông tin giá cả hàng tuần. Đồng thời đưa bản tin thị trường hàng tuần. Bên cạnh đó là báo cáo thống kê hàng tháng, báo cáo xuất nhập khẩu theo mã HS đối với lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản hàng tháng. Tình hình xuất nhập khẩu theo vùng lãnh thổ đối với các sản phẩm nông sản chủ lực hàng tháng.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ minh bạch hóa trong lĩnh vực SPS đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Đẩy mạnh hoạt động động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức hội thảo. Hội thảo trao đổi phổ biến thông tin, các quy định thị trường. Thực hiện kiểm soát xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam-Trung Quốc. Xây dựng, in ấn sổ tay phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản. Cuối cùng, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm.
Thị trường nông sản xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương cần có những biện pháp cụ thể để có thể hỗ trợ hoàn thiện chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu.
Nguồn: Vietnambiz.vn